Nâng mũi cấu trúc- giải pháp tối ưu cho những người nâng mũi bị hỏng

author 14:26 12/03/2021

(VietQ.vn) - Theo các bác sĩ thẩm mỹ, có rất nhiều trường hợp nâng mũi bị hỏng để lại nhiều biến chứng khó lường. Tuy nhiên, hiện đã có phương pháp nâng mũi cấu trúc- đây là giải pháp tối ưu khắc phục mũi bị hỏng hoàn hảo nhất.

Nhiều biến chứng khi nâng mũi

Nâng mũi là một phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện trên mũi với mục đích thay đổi hình dáng, kích thước của chiếc mũi, giúp cải thiện những khuyết điểm về mũi, mang lại chiếc mũi hài hoà, tỷ lệ hơn so với cấu trúc gương mặt.

Nâng mũi cũng có thể được thực hiện để cải thiện các vấn đề hô hấp hoặc chỉnh sửa những biến dạng do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên theo các bác sĩ thẩm mỹ, từ trước tới nay đã có không ít trường hợp nâng mũi bị hỏng, để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng thường gặp nhất đó là mũi bị lệch vẹo. Mũi bị lệch vẹo chính là dấu hiệu đầu tiên ‘cảnh báo” phẫu thuật độn mũi hỏng. Bản chất của nâng mũi là đưa vật liệu độn giúp định hình và làm cao sống mũi. Nếu đưa vật liệu độn không đúng vị trí, mũi sẽ biến dạng và lệch hẳn so với form ban đầu.

Nhiều người nâng mũi gặp biến chứng nghiêm trọng

Đặc biệt, tình trạng mũi lệch thường bị phát hiện khá muộn – khoảng 7 ngày sau khi tháo băng nẹp. Theo nhiều khảo sát, mũi độn có xu hướng lệch phải nhiều hơn (do đa số KH thuận về bên phải). Phần lệch thường là 2/3 sống mũi dưới hoặc một bên cánh mũi.

Biến chứng tiếp theo chính là bị bóng đỏ đầu mũi. Nhiều người cho rằng sau nâng mũi việc bóng đỏ đầu mũi là một phản ứng tự nhiên. Điều này là có thật song chỉ đúng trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Sau 5 – 7 ngày, đầu mũi vẫn bóng đỏ thì hình thức độn mũi đã có sai sót.

Lúc này, đầu mũi sẽ sưng to, nổi cộm lên và nhìn rõ những mao mạch bên trong. Nếu đưa tay lên nắn, chị em sẽ thấy luôn cả mảng sụn hoặc filler chưa tan. Mũi bóng đỏ do kỹ thuật độn quá dày, sụn độn gồ lên ma sát với da mũi làm chúng mỏng đi. Bạn cần tới ngay các cơ sở làm đẹp để rút bớt miếng độn.

Thậm chí có nhiều người mũi bị lộ sóng. Đây là biến chứng tương đối nghiêm trọng. Lộ sóng là khi thanh độn mũi căng tức, in hằn lên mũi khiến chính người nâng mũi có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Thậm chí, nhiều người thanh độn còn trồi lên, nhô cao.

Một biến chứng khác không thể không nhắc tới chính là mũi bị nhiễm trùng, sưng bầm. Tuy là tình huống ít xảy ra nhưng mũi bị nhiễm trùng, sưng bầm vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Người nâng mũi sẽ thấy đầu mũi tấy đỏ, xuất hiện các mụn nước li ti tại đầu mũi và lan sang hai bên cánh mũi. Sau 1 – 2 ngày viêm tấy, đầu mũi/sống mũi bắt đầu thâm đen, các mụn nước có mủ vàng bên trong đồng thời dịch mũi chảy ra liên tục.

Cuối cùng, vết bóc tách mũi bắt đầu lở loét và hoại tử. Lúc này sẽ cảm thấy ngứa đồng thời là đau rát khu vực mũi. Mũi bị nhiễm trùng do vệ sinh mũi không sạch, cơ thể phản ứng với filler hoặc khách hàng dùng thuốc bôi kém chất lượng.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc nâng mũi hỏng là do khách hàng tìm tới những địa chỉ spa trái phép, hoạt động chui. Cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, chưa được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động. Thẩm mỹ viện không có chuyên khoa mũi, chưa được quy định phạm vi hoạt động thực hiện đại phẫu.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng tới tính an toàn, tăng nguy cơ biến chứng trong và sau nâng mũi đó là ê kíp bác sĩ trình độ chuyên môn kém, chưa có nhiều kinh nghiệm,khiến mũi bị tổn thương, xâm lấn sâu tới cấu trúc xương mũi.

Phương pháp nâng mũi cấu trúc 'thần thánh'- giải pháp tối ưu cho những ai bị nâng mũi hỏng

Theo các bác sĩ thẩm mỹ có uy tín, khi phát hiện tình trạng biến chứng của mũi sau khi nâng, khách hàng tuyệt đối không vội vàng tiến hành phẫu thuật sửa lại. Bởi vùng mũi chưa hồi phục hoàn toàn sau lần nâng mũi trước nếu tiếp tục tác động rất dễ gây nguy hiểm tới sức khỏe và hoạt động chức năng của mũi.

Nâng mũi cấu trúc- giải pháp tối ưu cho những người nâng mũi hỏng

Khách hàng cần nhớ rằng, trung bình, thời điểm lý tưởng nên sửa mũi hỏng sau 3 – 6 tháng. Một số trường hợp mũi bị hỏng nặng, nghiêm trọng thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn. Do đó, cần phải tới thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá, xác định tình trạng trước khi đưa ra phương pháp và thời gian sửa mũi bị hỏng tốt nhất.

Thực tế, hiện nay có một giải pháp tối ưu giúp những người bị nâng mũi hỏng hồi phục trở lại chính là nâng mũi cấu trúc. Phương pháp nâng mũi cấu trức được mệnh danh là công nghệ độn mũi “thần thánh” nhất hiện nay.

Áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc hội tụ nhiều ưu điểm như: Phục hình và tái thiết lại toàn bộ vùng mũi gồm dựng sống mũi, chỉnh sửa cánh mũi, vách ngăn mũi và tạo nên một kiểu mũi mới. Kết hợp cả sụn tự thân và sụn nhân tạo làm chất liệu độn đảm bảo độ an toàn, không xảy ra kích ứng.

Đặc biệt, kỹ thuật bóc tách mũi với tỷ lệ chính xác cao, hạn chế vùng xâm lấn, nói không với sẹo và di chứng hậu phẫu. Quy trình phẫu thuật nhanh chóng, mũi hồi phục sau 7 – 10 ngày nhưng thỏa mãn được mọi hình dáng mà khách hàng mong muốn như: S Line L line, mũi bay Thái Lan…Một ưu điểm tối ưu ở phương pháp nâng mũi cấu trúc chính là có thể giúp mũi đẹp gần như vĩnh viễn, tối thiểu 10 năm. 

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang