Kẻ thù hàng đầu của năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

author 18:26 25/01/2015

(VietQ.vn) - Tác giả Penny Zenker đã chỉ ra hai kẻ thù hàng đầu làm giảm năng suất chất lượng trong doanh nghiệp trong cuốn sách mới nhất của cô về nâng cao năng suất làm việc.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tạp chí Forbes đưa tin, tác giả Penny Zenker mới đây đã cho ra mắt cuốn sách có tiêu đề “The productivity zone: Stop the tug of war with time” (Tạm dịch “Khoanh vùng năng suất chất lượng: Dừng ngay việc kéo co với thời gian”, trong đó đề cập đến 10 yếu tố để các doanh nghiệp đạt được và luôn duy trì ổn định trong tình trạng năng suất làm việc cao.

Penny Zenker là tác giả nổi tiếng với loạt sách về năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

Penny Zenker là tác giả nổi tiếng với loạt sách về năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

Tác phẩm mới nhất của tác giả Zenker hiện đang được chào đón nhiệt liệt ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới, giành vị trí “Cuốn sách bán chạy nhất trên trang Amazon” chỉ trong ngày phát hành thứ hai. Trước đó, chuyên gia Penny Zenker cũng từng nổi tiếng nhờ đưa ra những chiến lược mà bất cứ giám đốc điều hành nào cũng có thể áp dụng để mọi nhiệm vụ trong công ty đều được hoàn thành.

Chia sẻ về tác phẩm mới nhất của mình trên báo chí, học giả Zenker cho rằng cả 10 yếu tố của năng suất chất lượng đều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tác giả Zenker cho rằng, các doanh nghiệp và độc giả có thể đơn giản hóa nội dung của cả tác phẩm bằng cách nắm được và tránh xa hai kẻ thù hàng đầu khiến doanh nghiệp nói chung và mỗi nhân viên nói riêng trượt ra khỏi khu vực an toàn mang tên ‘Vùng năng suất chất lượng’ (chỉ tình trạng công ty luôn được đánh giá là hoạt động hiệu quả). Đó là sự chần chừ và tính cầu toàn.

Tại sao sự chần chừ và tính cầu toàn lại là kẻ thù lớn nhất làm sụt giảm năng suất làm việc trong công ty? Đó là bởi thước đo năng suất làm việc của mỗi người hầu như đều chỉ dao động trong khoảng 2 đầu quả lắc, hoặc lảng tránh một nhiệm vụ (sự chần chừ) hoặc quá tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt (sự cầu toàn).

Tính chần chừ và sự cầu toàn đều khiến năng suất chất lượng trong doanh nghiệp giảm đáng kể

Tính chần chừ và sự cầu toàn đều khiến năng suất chất lượng trong doanh nghiệp giảm đáng kể

Những người có tính chần chừ thường tìm cách trì hoãn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ thường không thể hoàn thành những gì mình muốn hoặc chờ ‘nước đến chân mới nhảy’. Nhân viên có tính chần chừ như vậy không được đánh giá là làm việc năng suất, hiệu quả bởi thiếu khả năng sắp xếp thời gian, phân loại công việc theo mức độ quan trọng hoặc đơn giản là quá tự tin vào khả năng làm việc của bản thân.

Những trường hợp này thường có nỗi sợ hãi không thể lý giải được với việc thực sự thành công, tác giả Zenker nhận định. Điều này cũng từng được tác giả Marianne Williamson đề cập đến với câu danh ngôn, “Nỗi sợ hãi lớn nhất của mỗi người không nằm ở việc kém tài giỏi mà là không tự kiểm soát được năng lực của mình”.  Chính vì lẽ đó, những người có tính chần chừ lại ngày càng tìm mọi cách để trì hoãn trong công việc.

Trong khi đó, theo chuyên gia Zenker, những nhân viên có tính cầu toàn lại là người cuồng công việc. “Có một sự khác biệt rất lớn giữa tính cầu toàn và tham vọng”, Zenker nói. Việc luôn nỗ lực trong công việc, vượt qua mọi giới hạn và rào cản thông thường để trở thành người xuất sắc nhất không đồng nghĩa với tính cầu toàn. Tham vọng sinh ra từ lòng tự tôn, trong khi sự cầu toàn lại bắt nguồn từ việc thiếu tự tin.

Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng năng suất chất lượng kém vì người chủ quá cầu toàn

Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng năng suất chất lượng kém vì người chủ quá cầu toàn

Tác giả Zenker cho rằng, “Người có tính cầu toàn luôn tự hỏi luôn bản thân mình đã đủ giỏi hay chưa. Họ để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và đôi khi không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đã đạt được. Trên thực tế, người theo chủ nghĩa cầu toàn thường đạt được nhiều thành công, kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại hiếm khi cảm thấy vui vẻ về những thành tựu đó. Họ bị mắc kẹt trong một vòng tuần hoàn vô hạn với những ám ảnh rằng lẽ ra họ có thể làm được nhiều hơn, làm được tốt hơn.”

Theo lời học giả Zenker, chủ doanh nghiệp là những người có khả năng bị rơi vào tình trạng này nhất. Nói một cách đơn giản, không có chí tiến thủ, thường cảm thấy thiếu cảm giác cân bằng hay thường trải qua những cảm xúc không mong muốn là dấu hiệu cho thấy một người đang trượt ra khỏi trạng thái năng suất trong làm việc.

Minh Thùy

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang