Ngang nhiên quảng cáo TPBVSK Vsanté Fradetox- saveur citron gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh
Nâng cao năng suất chất lượng – ‘bệ phóng’ giúp tăng trưởng kinh tế
Báo động vấn nạn mạo danh quảng cáo trong hoạt động kinh doanh TPBVSK
WHO phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Moderna
Theo đó, trên website: http://dinhduongchuan.com đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vsanté Fradetox- saveur citron vi phạm: Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH thương mại Vsanté Châu Á, địa chỉ: số 300, Phố Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH thương mại Vsanté Châu Á không thừa nhận website nêu trên là của Công ty, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vsanté Fradetox- saveur citron tại website nêu trên.
Ảnh minh họa.
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vsanté Fradetox- saveur citron quảng cáo vi phạm trên website nêu trên.
Mặc dù thời gian qua Bộ Y tế đã đưa ra rất nhiều giải pháp xử lý vi phạm quảng cáo TPCN, tuy nhiên, hành vi vi phạm của các đối tượng ngày một tinh vi. Các hình thức vi phạm phổ biến là sử dụng hình ảnh, các bài viết của nhân viên y tế hoặc bài viết, phản hồi của người tiêu dùng nhằm ám chỉ thực phẩm là thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng như thuốc chữa bệnh, là trái quy định pháp luật.
Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân còn có hành vi quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm; dùng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, hoặc logo các đài truyền hình để lồng ghép nội dung quảng cáo trái phép, gần như lừa dối người tiêu dùng về công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra khuyến cáo người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;
Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.
An Hạ