Ngày 23 tháng Chạp: Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu, ở bếp hay bàn thờ gia tiên?

author 14:54 01/02/2018

(VietQ.vn) - Bạn có biết nên cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà là hợp lý và mang lại nhiều may mắn nhất cho gia chủ?

Ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt gọi là Tết Táo Quân - Táo nghĩa là Bếp, Quân là Vua, do đó Táo Quân là Vua Bếp. Phong tục cúng ông Công ông Táo đã diễn ra hàng năm từ ngàn xưa, nhưng cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ cho đúng?

Chia sẻ trên Kiến Thức, chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

ngay-23-thang-chap-nen-cung-ong-cong-ong-tao-o-dau-o-bep-hay-ban-tho-gia-tien

Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà là hợp lý nhất? Ảnh minh họa 

Trên báo Gia đình, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương chia sẻ, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà.

Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Đại đức Thích Chúc Tiếp, Chánh văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm. Đây là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị năm mới.

Điểm mặt những mẫu lì xì 'cực chất' dịp Tết Mậu TuấtCòn nửa tháng nữa là đến tết nguyên đán, đây chính là thời điểm mà các mẫu phong bao lì xì chất lừ 'điểm mặt gọi tên' một loạt các sự kiện hót trong cộng đồng trong vòng một năm qua đang được giới trẻ săn đón 'rần rần'.

Nói về việc cúng Táo quân nên ở bếp hay ban thờ gia tiên, Đại đức Thích Chúc Tiếp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang