Nghi vấn siêu thị TMart (Khương Đình) bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ?

author 07:00 24/02/2021

(VietQ.vn) - Tại siêu thị Tmart (địa chỉ 274 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội), nhiều sản phẩm nước ngoài không có nhãn phụ tiếng Việt, thậm chí không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán.

Cuối năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định ra đời nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng hàng xách tay giả, hàng kém chất lượng.

Mức phạt sai phạm tăng gấp đôi, tối đa 100 triệu đồng. Chưa kể, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan… (hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

Qua tìm hiểu và tiến hành ghi nhận thực tế tại siêu thị Tmart (địa chỉ tại số 274 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội), Phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) nhận thấy, tại đây có rất nhiều mặt hàng được bày bán từ hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm sử dụng trực tiếp đến cả thực phẩm chức năng dành cho trẻ nhỏ, người lớn và người già. Các sản phẩm đều được nhân viên bán hàng giới thiệu xuất xứ từ nhiều nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...

Tuy nhiên, trên bao bì một số sản phẩm mỹ phẩm, đồ gia dụng không có nhãn phụ tiếng Việt để người mua hàng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần và cách sử dụng. Thế nên, người tiêu dùng có thể đặt nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm này?  

Nghi vấn siêu thị TMart (Khương Đình) bán hàng hàng hóa không rõ nguồn gốc?

Sản phẩm nước rửa tay có tiếng nước ngoài trên thân chai không có nhãn phụ tiếng Việt.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, việc bán hàng có nguồn gốc từ nước ngoài không có tem phụ tiếng Việt là vi phạm khoản 2 Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007.

Cụ thể, khoản 2 Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định về nghĩa vụ của người nhập khẩu là chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu. Đồng thời, khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

"Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh mua bán hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài tại thị trường Việt Nam không có tem phụ bằng tiếng Việt mà giá trị sản phẩm từ 3 triệu đồng trở lên sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản1, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, cá nhân tổ chức có hành vi không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam lên sản phẩm có tem mác bằng tiếng nước ngoài mà giá trị của sản phẩm đó từ 3 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 500.000đ đến 1 trệu đồng, đối với sản phẩm có giá trị trên 3 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tùy vào giá trị thực tế của sản phẩm mà bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Đối với sản phẩm có giá trị trên 100 triệu đồng, mức phạt tiền sẽ từ 25 triệu đến 30 triệu đồng", luật sư Cường thông tin.

<iframe class=''manhungvideo'' rel=''nofollow'' src=''http://vietq.vn/?mod=iframe&act=iframe_video&id=184033&h=350'' width=''100%'' height=''355'' scrolling=''no'' frameBorder=''0''></iframe>

 Nhiều sản phẩn đồ gia dụng bán tại đây cũng không có nhãn phụ tiếng Việt. 

Liên quan đến những dấu hiệu vi phạm trên, Chất lượng Việt Nam sẽ phản ánh thông tin đến Cục QLTT TP.Hà Nội để phối hợp kiểm tra, làm rõ.

Theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ đối mặt mức phạt tiền dựa trên giá trị của hàng hóa nhập lậu như sau:
Nghi vấn siêu thị TMart (Khương Đình) bán hàng hàng hóa không rõ nguồn gốc?

Đặc biệt, phạt tiền gấp 02 lần bảng nêu trên (tương đương tối đa 100 triệu đồng) đối với:

- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

- Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn…

Đáng chú ý, mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi mức phạt với cá nhân (tương đương 200 triệu đồng). Vì thế, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan… (hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

 Chất lượng Việt Nam online sẽ tiếp tục thông tin!

Hoàng Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang