Nghịch lý trong hệ thống phân phối hàng hoá: Có doanh nghiệp lũng đoạn thị trường?
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu với Green Nutri
Pakistan cấm nhập mặt hàng xa xỉ, không thiết yếu
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường để quản lý giá đối với mặt hàng thiết yếu
Quyết liệt các biện pháp bình ổn thị trường với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu
Tại một cuộc tọa đàm về giá cả thị trường mới đây, bà Đinh Thị Nương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã chỉ ra những nguyên nhân khiến dự báo giá cả các mặt hàng thiết yếu diễn biến khó lường. Theo bà Nương, thứ nhất là giá mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, các nguyên liệu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp rồi mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và các mặt hàng khác, giá sẽ có những biến đổi phức tạp.
Thứ hai là việc thực hiện lộ trình giá thị trường với mặt hàng Nhà nước quản lý theo Nghị định 60 của Chính phủ, giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ GTVT, giáo dục dạy nghề.
Thứ ba là nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai lũ lụt vẫn có thể xuất hiện và xảy ra, gây khó khăn trong chuỗi cung ứng dịch vụ.
"Tôi hy vọng với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 679 và sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, UBND tỉnh và doanh nghiệp, năm 2022, Chính phủ sẽ hoàn thành chỉ tiêu kiểm soát lạm phát mục tiêu đề ra là 4%.
Từ nay đến cuối năm, có cần đưa rõ những mặt hàng nào vào danh mục dịch vụ nhập giá hay không, tôi thấy việc đưa mặt hàng nhập giá thì trước hết, Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành tập trung đôn đốc, tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình giá cả thị trường và chuẩn bị phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Trường hợp có mặt hàng biến động giá lớn thì căn cứ pháp luật về giá, Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với bộ quản lý chuyên ngành tham mưu cho Chính phủ, báo cáo Quốc hội đưa những mặt hàng đó vào danh mục bình ổn giá ", bà Nương nói.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, đã có những dự báo biến động phức tạp khó lường đối với giá cả mặt hàng thiết yếu từ nay đến cuối năm.
Cũng tại tọa đàm, bàn về nghịch lý trong hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam ở nhiều ngành hàng liên quan đến nội dung một vài doanh nghiệp có xu hướng lũng đoạn thị trường, do ưu thế thị phần, ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho rằng, hệ thống pháp luật có Luật Giá và Luật Cạnh tranh. Chúng ta phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc của luật.
Khi có các yếu tố thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền từ phía đơn vị kinh doanh thì rõ ràng chúng ta phải có chế tài mạnh hơn, có những biện pháp quản lý giá mạnh hơn như: Quy định khung giá để bảo vệ được người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp. Như quy định về mức giá sàn trong trường hợp có nhiều người mua, người bán nhưng chỉ có một người mua - độc quyền về mua thì chúng ta phải có giá sàn. Ngược lại có ít người bán nhưng lại có nhiều người mua thì phải áp dụng giá (chợ). Trong các trường hợp không có yếu tố thống lĩnh thị trường từ các đơn vị thì chúng ta phải nới lỏng các hoạt động đó. Như vậy dùng các biện pháp về giá và luật cạnh tranh đưa ra áp dụng và phải kiểm soát việc thực thi, nghĩa là thường xuyên kiểm tra giám sát, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đó là yếu tố rất quan trọng.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú cũng nêu quan đểm, giá là vấn đề hết sức quan trọng, động chạm đến doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ cần xây dựng thương hiệu của mình, trong đó có thương hiệu về đạo đức, giao dịch, chia sẻ lợi nhuận hợp lý, không giành phần thắng cho mình.
"Tôi cho đó là tâm đức cao nhất của người kinh doanh và như vậy sức sống của doanh nghiệp sẽ bền lâu. Chúng ta không làm ăn chộp giật. Bàn tay hữu hình, vô hình của chúng ta phải can thiệp những lúc cần thiết. Như Malaysia, Singapore vừa rồi giá thịt gà có vấn đề thì lập tức phải có giá trần. Giá trần không phải là vĩnh viễn mà có thời gian để những người lợi dụng tỉnh ngộ lại, phục vụ cho người tiêu dùng tốt hơn và đừng vượt quá giới hạn.
Theo tôi phục vụ thị trường 97 triệu dân hiện nay là hết sức quan trọng. Vừa qua chỉ số giá chúng ta tương đối thấp so với các nước. Giá hàng nông sản chúng ta tự túc được, tổ chức lưu thông tốt, giảm đứt gãy chuỗi cung ứng và rõ ràng chúng ta xây dựng đạo đức kinh doanh. Như vậy góp phần cho chỉ số giá của chúng ta tốt hơn. Cả về trước mắt và lâu dài, chúng ta phải tính bài toán dài hơi để đảm bảo hoạt động thương mại dịch vụ nhộn nhịp nhưng đi vào trật tự và văn minh hơn", chuyên gia này nói.
Phương Nam