Nguồn gốc ít ai biết của ngày phụ nữ Việt nam 20/10

author 06:00 17/10/2016

(VietQ.vn) -Ngày phụ nữ Việt nam 20/10 là dịp để tôn vinh, ngợi ca và dành tình cảm đặc biệt cho phái đẹp. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc thực sự

Ngày phụ nữ Việt nam 20/10 là dịp để tôn vinh, ngợi ca và dành tình cảm đặc biệt cho phái đẹp. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc thực sự của ngày lễ đặc biệt này.

Nguồn gốc ít ai biết của ngày phụ nữ Việt nam 20/10

Ngày 20/10 là ngày tôn vinh những người phụ nữ Việt nam 

 

Lời chúc hay và ý nghĩa nhất ngày phụ nữ Việt Nam 20.10(VietQ.vn) - Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20.10, bạn hãy dành tặng mẹ, vợ, người yêu, cô giáo, đồng nghiệp nữ những lời chúc tốt đẹp và thật ý nghĩa. Dưới đây là tổng hợp tất cả những lời chúc hay chắc chắn sẽ khiến họ rất hạnh phúc và cảm động khi nhận được những lời chúc đặc biệt và ý nghĩa này.

‘Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang’ là bốn chữ vàng để nói về người phụ nữ. Lịch sử Việt nam đang còn vang danh những tấm gương phụ nữ anh hùng, đứng lên chiến đấu với kẻ thù xâm lược, giành lại tự do cho dân tộc. Tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu, Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Võ Thị Sáu, cị Út Tịch...

Nguồn gốc ngày 20/10

Nói đến sự ra đời của ngày Phụ nữ Việt Nam, phải bắt đầu từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:

Nguồn gốc ít ai biết của ngày phụ nữ Việt nam 20/10

Những tấm gương người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến 

Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Nguồn gốc ít ai biết của ngày phụ nữ Việt nam 20/10

Tâng lớp phụ nữ tham gia kháng chiến đông đảo 

Cũng trong năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia. Nhiều người cho rằng đây chính là nguồn gốc ngày 20/10.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày tưởng niệm Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch.

Minh chứng cho những người phụ nữ dũng cảm trong thời kháng chiến

Nguồn gốc ít ai biết của ngày phụ nữ Việt nam 20/10

Người phụ nữ dũng cảm, kiên cường trong kháng chiến 

Thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, không kể xiết những tấm gương phụ nữ dũng cảm, kiên trung. Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu, dù chưa đủ 18 tuổi, nhưng đã dám quăng lựu đạn giết chết và làm bị thương 20 tên giặc. 

 Rồi Nguyễn Thị Minh Khai, sau những ngón đòn tra tấn tàn bạo, bà đã lấy máu mình viết lên cánh cửa phòng giam: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết/ Dù kềm, dù kẹp, chẳng sai lời/ Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ/ Triệt để thực hành chết mới thôi”...

Sau cách mạng tháng 8 thành công , ngày 20/10/1946 Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam được thành lập, đó là tiền thân của Hội Phụ  nữ phản đế Việt nam tháng 10 năm 1930.

Thùy An (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang