Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rung ga đầu xe tay ga và cách khắc phục
Những thói quen “phá xe” nhiều người đi xe máy số thường mắc phải
Có nên dùng chung nhớt ô tô cho xe máy không?
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng xe máy không đề được
Đề xuất thay đổi quy chuẩn về khung mô tô, xe gắn máy
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rung ga đầu
Rung ga đầu là hiện tượng ngay khi vừa đề khởi động xe, hoặc khi chạy với tốc độ dưới 30km/h bạn sẽ cảm thấy phần đầu xe sẽ rung lắc mỗi khi lên ga. Nếu trong quá trình sử dụng mà không bảo dưỡng xe máy đúng cách, hoặc thường xuyên tiến hành vận hành xe theo thói quen không hợp lý thì điều này sẽ khiến cho động cơ xe nhanh bị xuống cấp. Đặc biệt là xe sẽ gặp phải tình trạng rung đầu.
Ngoài ra, do hệ truyền động của một chiếc xe tay ga bao gồm khá nhiều bộ phận như các trục, puly các cấp hay nồi ly hợp, dây curoa, bố ba càng… vì vậy sau một thời gian dài hoạt động các chi tiết trong bộ nồi sẽ bám nhiều bụi bẩn, chuông nồi bị xước, bi nồi móp, dây curoa bị nứt, bố 3 càng mòn, những điều này sẽ gây ra tình trạng rung đầu khi lên ga. Một số nguyên nhân có liên quan đến hệ thống nhiên liệu, xăng gió hay đánh lửa của xe cũng có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển khi tăng tốc đột ngột.
Bên cạnh đó nếu xe bị đổ, va quệt khiến cho tay lái bị cong vênh, xe sẽ lệch về một bên. Lốp trước hoặc sau bị mòn do non hơi. Ổ bi tại cổ phuộc bánh trước bị hỏng hoặc xe bị bó nhẹ phanh ở bánh sau cũng sẽ khiến cho xe của bạn bị rung đầu.
Cách khắc phục hiện tượng rung ga đầu khi lên ga
Cặp đôi bugi và lọc gió: Nếu bugi và lọc gió có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng vận hành của xe tay ga. Bởi đây là những bộ phận tham gia trực tiếp vào việc cấp hỗn hợp khí vào buồng đốt cũng như đánh lửa cho xe hoạt động.
Dây curoa: Dây curoa được làm bằng cao su nên sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng bị giãn, nứt. Điều này có thể ảnh hưởng đến truyền động của xe và làm cho xe tay ga bị giật khi tăng tốc. Nếu dây đã cũ và có hiện tượng nứt, giãn, hãy thay mới để đảm bảo truyền động tốt hơn.
Bố ba càng: Sau thời gian sử dụng, các mạt bụi được sinh ra do ma sát sẽ bám vào các trục của đế bố. Việc này làm cho khi văng ra, bộ phận này không bắt dính vào chuông và làm xe tay ga bị rung. Như vậy, nên chú ý làm sạch không chỉ mặt bố ba càng, chuông nồi mà còn cần làm sạch các chi tiết ở trục đế ba càng sau đó dùng giấy ráp để đánh mịn bề mặt này. Ngoài ra khi sử dụng lâu ngày bố ba càng cũng sẽ bị mòn, cần được thay mới.
Lò xo bố ba càng: Lò xo bố ba càng có khả năng bị giãn sau chỉ khoảng từ 5.000 - 10.000 km sử dụng. Lúc đó, sự đàn hồi không tốt để hỗ trợ cho bố ba càng trong việc dính vào chuông dẫn đến những tiếng lóc cóc khi vặn ga nhỏ, còn khi tăng tốc ở tốc độ cao, xe bị đuối do lò xo không hỗ trợ được bố ba càng trong việc bắt dính vào chuông.
Bi nồi: Tiếp đó, bi nồi là bộ phận cần kiểm tra bởi nếu bị móp méo thì chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ bị rung, giật cục khi tăng tốc.
Kim phun: Với những dòng xe tay ga hiện đại thì phun xăng điện tử FI là bộ phận không thể thiếu bởi nó giúp chiếc xe hoạt động đều đặn và chuẩn chỉ hơn với việc phun xăng được điều khiển điện tử. Cũng vì thế, sau một thời gian sử dụng do xăng chưa sạch thì kim phun sẽ bị bẩn, nghẹt sẽ gây tình trạng thiếu xăng, hụp khi tăng ga. Nên vệ sinh kim phun định kỳ để xe tay ga không bị giật, hụt khi tăng ga.
Xe bị rung do lỗi lệch tay lái: Việc đầu tiên phải dựng chân chống giữa của xe lên, sau đó ra trước đầu xe, đứng đối diện xe để xem xe bị lệch theo phía nào. Khi đã xác định được hướng lệch, bạn hãy đứng kẹp mạnh hai chân vào bánh xe sau đó để tay lên tay lái xe rồi tiến hành chỉnh lại vị trí lệch. Tuy nhiên, nếu đầu xe bị cong vênh thì mang đến tiệm sửa chữa.
Xe non hơi: Trong trường hợp mà xe máy bị non hơi dẫn đến tình trạng rung đầu, chỉ cần bơm hơi hoặc là tiến hành thay lốp nếu cần thiết.
Cách bảo dưỡng với dòng xe tay ga tránh hiện tượng rung ga đầu
Bạn nên tiến hành vệ sinh nồi xe tay ga định kỳ. Nếu như xe đi tầm 10.000Km hoặc ít hơn mà khi lái xe bạn có cảm giác bị ỳ, xe không được bốc, xe của bạn bị rung đầu khi lên ga, thì lúc này bạn cần phải đến trung tâm để tiến hành vệ sinh nồi và kiểm tra những bộ phận khác của xe như là: Bi nồi, bộ phận dây curoa, phần chuông nồi, bố ba càng, hay là bộ phận lò xo ba càng.
Nên thay nhớt đúng định kì. Hãy chọn cho chiếc xe của mình một loại nhớt phù hợp để xe được bảo vệ tốt trong mọi điều kiện di chuyển. Nên thay nhớt lap sau 3 lần thay nhớt máy để có thể tránh bệnh hú láp và giúp xe chạy mượt hơn.
Vệ sinh hoặc thay lọc gió xe tay ga sau khoảng 13.000Km để giúp cho xe không bị hao xăng và tránh bị tiếng hú.
Tiến hành kiểm tra và vệ sinh kim phun xăng điện tử sau 12.000km hoặc khi bạn thấy xe bị hụt xăng và hao ga.
Kiểm tra và thay nước làm mát sau 15.000Km để đảm bảo nhiệt độ của động cơ luôn được ổn định.
Dây curoa của xe được thiết kế với tuổi thọ cao có thể sử dụng lên đến 22.000Km, tuy nhiên dây curoa cũng có thể bị tưa hoặc xuất hiện những vết nức nhỏ do bị hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Trong trường hợp này, bạn cần thay mới dây curoa để đảm bảo an toàn.
Bằng cách thực hiện các biện pháp này, bạn có thể giảm thiểu và ngăn chặn hiện tượng rung ga đầu khi lên ga trên xe tay ga của mình. Đồng thời, việc bảo dưỡng định kỳ cũng giúp kéo dài tuổi thọ và hiệu suất của xe.
Duy Trinh (t/h)