Nhập viện, suýt chết chỉ vì ngoáy tai sai cách

authorTrần Thanh 10:34 02/04/2017

(VietQ.vn) - Việc ngoáy tai sai cách sẽ khiến tai bị nhiễm trùng, mủ chảy ra ngoài, rất nguy hiểm đối với chúng ta.

Sự kiện: Cảnh báo sức khỏe

Theo Gia đình và xã hội, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian gần đây số bệnh nhân đến khám và nhập viện do bị viêm tai ngoài gia tăng đột biết. Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ nhận định đa số người bệnh bị viêm tai do vệ sinh tai không đúng cách.

Điển hình như trường hợp chị Nguyễn Thị H., nhập viện trong tình trạng đau nhức tai dữ dội, thậm chí còn có biểu hiện sốt và khó nghe. Khi đến viện, các bác sĩ chẩn đoán chị H. đã bị viêm ống tai ngoài và trong ống tai có mủ, bị bội nhiễm.

Được biết, trước đó bệnh nhân H. thường có thói quen sử dụng tăm bông để ngoáy tai hàng ngày, nhất là sau khi tắm xong. Theo các bác sĩ, chính việc sử dụng tăm bông sai cách khiến chị H. bị viêm tai.

Một trường hợp khác cũng phải nhập viện điều trị do viêm ống tai ngoài, lý do là thường xuyên đi bơi, khiến nước vào tai và dẫn đến nhiễm trùng. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị D, 30 tuổi, TP.HCM.

Nhập viện, suýt chết chỉ vì ngoáy tai sai cách

PGS Hữu đang khám cho một trường hợp bị viêm tai

Chị chia sẻ, do thời gian gần đây thời tiết quá nóng nên chị thường xuyên ghé hồ bơi gần nhà để thư giãn, khoảng 3 lần/ tuần. Thời gian đầu chị D. thấy ngứa tai gây khó chịu. Chị không đi khám mà tự chăm sóc bằng cách dùng tăm bông để vệ sinh nhưng tình trạng không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn. Chị quyết định đến khám tại bệnh viện.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ Nguyễn Công Hoàng, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từng cấp cứu rất nhiều ca bị mọc nhọt, viêm, chảy máu ống tai thậm chí thủng màng nhĩ dẫn tới bị điếc vì ngoáy tai sai cách. Ngoài ra, một số bệnh nhân cao tuổi còn bị bông rơi, mắc lại trong tai gây ù mà không hề hay biết. Chỉ khi thính giác kém, buộc phải đi kiểm tra bác sĩ, họ mới phát hiện ra điều đó.

Bác sĩ Hoàng cho biết thêm, có nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa nhẹ nhưng do ngoáy tai nhiều và quá sâu gây tổn thương não, làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

Nhập viện suýt chết vì ngoáy tai sai cách

 Mắc các bệnh nguy hiểm về tai nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ hỏng tai (nguồn: Internet)

Bác sĩ Hoàng cũng khẳng định những bệnh nhân thường xuyên ngoáy tai có tỷ lệ mắc các bệnh như viêm nhiễm, mọc nấm trong cơ quan thính giác nhiều hơn. Không chỉ dễ mắc các bệnh về tai, những người hay ngoáy tai còn có thể mắc các bệnh mũi - họng, vì 3 cơ quan này thông nhau, khi một cơ quan bị viêm, hai cơ quan còn lại cũng dễ mắc bệnh. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai, chảy máu tai. Ngoài ra, nhiễm khuẩn từ tai có thể gây tử vong. 

Hiện, thời tiết mùa hè đang bước sang giai đoạn nắng nóng, nhiều người khuyến cáo khi đi bơi nên vệ sinh tai đúng cách, tránh ngoáy tai quá nhiều. 

Khi đi bơi hoặc tắm nên sử dụng dụng cụ nút tai, sau bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra. Có thể làm khô ống tai ngoài bằng cách sử dụng luồng hơi nóng từ máy sấy tóc ở cường độ thấp hoặc sấy lạnh.

“Để tránh tái phát, người bệnh cần lưu ý không nên dùng tăm bông ngoáy tai để làm sạch ống tai. Việc sử dụng bông không đúng cách có thể đẩy chất dơ từ phía ngoài vào ráy tai vào bên trong ống tai tạo điều kiện cho bệnh viêm tai ngoài phát sinh và phát triển. 

Trần Thanh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang