Những điều phải biết về HIV/AIDS, phơi nhiễm HIV nếu không muốn hối hận cả đời

author 19:23 03/07/2017

(VietQ.vn) - Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

Ca HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới là người đến từ Kinshasa, Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Công Gô, sau khi các nhà khoa học phân tích mẫu mô được bảo quản vào năm 1959. Đến năm 1969, căn bệnh AIDS lâm sàng được phát hiện đầu tiên ở Mỹ của gái mại dâm sống tại Missouri. Nhiều bằng chứng cho thấy, đại dịch AIDS đã lan nhanh khắp châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ II. Các nhà khoa học cho rằng, bệnh dịch lây lan chủ yếu do việc dùng lại bơm kim tiêm.

Ở Việt Nam, ca bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990 và càng về sau phát hiện càng nhiều. Tính từ tháng 7/1992. có 76 người mắc bệnh thì đến tháng 7/1993 (sau 1 năm) đã tăng lên thành 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đến đầu năm 1994, con số nhiễm HIV là hơn 1.000 người. 

Những điều phải biết về HIV/AIDS nếu không muốn hối hận cả đời

HIV/AIDS đáng sợ hơn những căn bệnh khác do khả năng dễ dàng xâm nhập vào hệ thống miễn dịch và làm suy giảm nhanh chóng. Khi virus HIV xâm nhập vào hệ thống, nó được che giấu trong phân tử đường carbonhydrate, đánh lừa cơ thể khiến hệ thống miễn dịch nhầm tưởng loại virus này là một chất dinh dưỡng. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một loại vaccine tổng hợp để giúp cơ thể nhận ra loại virus này và hệ thống miễn dịch tấn công nó ngay từ bước đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.

HIV/AIDS là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch ở cơ thể người giảm dần sức chống đỡ khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó rất dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.

AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrom) là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.. do một căn bệnh nào đó gây ra.

Những điều phải biết về HIV/AIDS nếu không muốn hối hận cả đời

HIV gây tử vong như thế nào?

 
Người mắc HIV có ít nhất một năm sau khi bị bệnh để sống. Nhiều người bị nhiễm HIV có tuổi thọ như những người bình thường khác nhưng một số người có thể bị phát triển thành AIDS chỉ trong vài tháng. Trường hợp nổi tiếng nhất nhiễm virus HIV/AIDS và vẫn sống khỏe mạnh đó là huấn luyện viên Magic Johnson, người thường xuyên xuất hiện trên truyền hình thể thao, mặc dù ông mang trong mình virus HIV hơn 20 năm.

Bạn có thể nhận biết mình bị nhiễm HIV thông qua những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau họng. Tuy nhiên, một số người không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu HIV nào trong nhiều năm sau khi bị nhiễm, bởi các triệu chứng chỉ xuất hiện trong vòng 10 ngày đến một vài tuần sau khi bị nhiễm HIV. Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV là xét nghiệm.
 

Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân... kiểu như bị cảm cúm.

Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.

Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy... Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.

Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch... Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh.

Phơi nhiễm HIV là gì?

Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Khả năng bị phơi nhiễm cũng xảy ra tương đối phổ biến khi bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sĩ…), cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm… Trong đó, nguy cơ nhiễm HIV chỉ cao trong trường hợp tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều hoặc máu và các dịch của người có H bắn vào vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước. Với các tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít, máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét, nguy cơ mắc bệnh rất thấp.

Làm gì khi bị phơi nghiễm HIV?

Nếu cơ thể bị tổn thương chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn sau đó sửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.

Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% và xúc miệng bằng nước NaCL 0,9% nhiều lần.

Những điều phải biết về HIV/AIDS nếu không muốn hối hận cả đời

Điều trị phơi nhiễm HIV

Tất cả người phơi nhiễm HIV đều phải điều trị bằng thuốc kháng phơi nhiễm ARV. Đây là phác đồ điều trị bậc một áp dụng chung cho mọi trường hợp trong vòng một tháng. Giá ngoài thị trường của loại thuốc này là từ 700.000 đồng đến 1,1 triệu đồng. Sau đó, người phơi nhiễm dừng thuốc và xét nghiệm lại sau 3, 6, 9 tháng. Khi xác định nhiễm HIV, họ sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể.

Một số trường hợp, người phơi nhiễm không phù hợp với ARV, họ phải chuyển sang dùng loại thuốc khác với phác đồ phức tạp hơn, chi phí lên tới hàng chục triệu đồng.

HIV/AIDS lây qua các đường nào?

HIV có trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm nên bệnh lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính sau:

1. Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV.

2. Qua đường máu như:

- Bị truyền máu của người bị nhiễm HIV sang người chưa bị bệnh HIV.

- Dùng chung các dụng cụ tiêm chích, rạch da với người bị nhiễm HIV đặc biệt người nghiện chích ma túy cùng chung ống chích.

 
Trường hợp ở Mississippi, một em bé được sinh ra bởi người mẹ dương tính với HIV, em bé này đã được chữa khỏi sau khi điều trị tích cực bằng các loại thuốc kháng virus ngay sau khi sinh. Đến nay, bé đuợc 3 tuổi và hoàn toàn không còn dấu vết gì của căn bệnh này. Đây là hy vọng cho những người đang mắc căn bệnh HIV/AIDS về một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai không xa.
 

3. Mẹ bị nhiễm HIV truyền sang con lúc có thai và khi sinh nở.

HIV/AIDS không thể lây truyền qua những tiếp xúc thường ngày như: Bắt tay, ngồi cạnh nhau, nói chuyện, ôm hôn xã giao, ở chung nhà, làm việc chung phòng, học chung lớp, ăn uống chung, dùng chung điện thoại... Muỗi, rệp chích cũng không lây bệnh.

Ai là người dễ bị nhiễm HIV nhất?

Tất cả mọi người đều có thể bị lây. Nhưng dễ lây nhất là:

- Những người có quan hệ tình dục bừa bãi.

- Những người hành nghề mãi dâm không có cách tự bảo vệ.

- Những người đồng tình luyến ái.

Những điều phải biết về HIV/AIDS nếu không muốn hối hận cả đời

- Những người tiêm chích ma túy.

- Những ngừơi bị truyền máu đã nhiễm HIV.

- Vợ, chồng, con hay tình nhân của những đối tượng trên.

Phòng bệnh bằng cách nào?

- Không dùng chung kim, ống chích, dụng cụ châm chích, rạch da, nếu chưa được khử trùng đúng cách,

- Chỉ nên truyền máu đã được kiểm tra HIV (ngành y tế chịu trách nhiệm).

- Không quan hệ bừa bãi tình dục với người mãi dâm, đồng tình luyến ái hoặc quan hệ nhiều bạn tình. Nên chung thủy một vợ một chồng.

- Sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa bệnh AIDS lây qua đường tình dục.

Dũng Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang