Những lưu ý khi mua GPU-cáp đồ họa đã qua sử dụng

authorNgọc Nga 06:54 31/08/2022

(VietQ.vn) - Nhiều người để tiết kiệm chi phí nên lựa chọn mua GPU- sản phẩm đồ họa cũ về dùng tuy nhiên theo các chuyên gia công nghệ cần đặc biệt lưu ý.

GPU (Graphics Processing Unit) là bộ xử lý những tác vụ liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm CPU. Rất nhiều tính năng trên GPU vượt xa so với trình điều khiển đồ họa cơ bản như GPU của Intel.

GPU được dùng trong các hệ thống nhúng, máy tính cá nhân, máy trạm workstation, máy tính chơi game...GPU dễ nhận biết nhất là trong máy tính cá nhân, CPU xuất hiện ở Card màn hình hoặc có thể gắng trên Maiboard.

GPU ra đời đã giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, CPU chịu trách nhiệm kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và dành các xung của mình cho các nhiệm vụ khác trong hệ thống. Do đó, tiết kiệm rất nhiều thời gian, giải quyết những áp lực trong việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cho thị trường.

Kể từ khi GPU ra đời cho đến nay. Thì công nghệ xử lý render với GPU và những bài toán thực tế mang lại những đặc điểm hình ảnh cực kỳ sắc nét và mượt mà. Và hiện này GPU đóng một vai trò vô cùng quan trọng Không chỉ là hỗ trợ các game 3D và các phần mềm kiến trúc như 3Dsmax, Vray, Corona hay những phần mềm dựng hình ảnh và làm video chuyên nghiệp như Adobe Premiere, Camtasia, After Effects...

 Lưu ý khi mua GPU đã qua sử dụng. Ảnh minh họa

Tương lai và trí thông minh nhân tạo và những lý do mà GPU hiện tại bây giờ được phổ cập rộng rãi đó chính là tính toán y khoa, điện tử, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học hiện đại và những lĩnh vực liên quan tới thăm dò dầu khí... Trong đó trí thông minh nhân tạo là những sản phẩm được mong chờ nhất và hướng đến tương lại những robot làm những công việc nặng nhọc thay cho con người.

Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt linh kiện trên toàn cầu khiến GPU ngày càng trở nên khan hiếm, dẫn đến 1 hệ lụy người dùng khó có thể mua được GPU do mức giá của chúng bị đôn lên cao ngất ngưởng. Vì vậy, nhiều người suy tính đến việc mua lại những chiếc GPU cũ, đã qua sử dụng có trên thị trường. Tuy nhiên, lối đi này có rất nhiều cạm bẫy do đó cần phải đặc biệt lưu ý khi mua sản phẩm này.

Kích thước của GPU

Điều này bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao của card. Đảm bảo card đồ họa vừa với case PC là vô cùng cần thiết. Nếu card quá lớn, nó sẽ không vừa với bên trong.

Cổng kết nối

Khi mua GPU nên để ý các cổng kết nối, bao gồm HDMI, DVI và DisplayPort. Các phiên bản cũ hơn cũng thường đi kèm với cổng VGA.

Hầu hết các card màn hình RTX 30 series và RX 6000 series đều có một loạt các cổng DisplayPort và chỉ có một hoặc hai đầu nối HDMI.

Yêu cầu về nguồn

GPU đã chuyển từ việc sử dụng nguồn qua khe cắm PCIe x16 sang yêu cầu kết nối 24 chân từ bộ nguồn. Yêu cầu về điện đăng tăng cao cho phép GPU hoạt động tốt hơn. Nhưng nó cũng đồng nghĩa là game thủ phải tính toán hiệu năng của cả PC của mình để lựa chọn PSU cho phù hợp.

Tránh các GPU được bán với nhiều ưu đãi

Những card đồ họa này thường có những ưu đãi "ngộ nghỉnh", đủ để thu hút các game thủ. Tuy nhiên nên tránh những giao dịch này trừ khi người bán đã xác nhận rằng các linh kiện này chưa bao giờ sử dụng để đào coin.

Tránh mua GPU bị thao tem

Những con tem bị bong, tróc cho thấy rằng card đồ họa đã bị thay đổi bên trong và không còn nguyên vẹn. Điều này khiến card đồ hoạ bị lỗi, dẫn đến hiệu suất bị giảm và được bán với mức giá rẻ.

Tránh mua GPU bám bụi bẩn

Tích tụ nhiều bụi trong cánh quạt có thể làm tăng áp lực lên động cơ quay. Theo thời gian, bụi quá nhiều có thể làm cho các động cơ này bị cháy và ngừng hoạt động hoàn toàn.

Kiểm tra kỹ càng đối với chiếc card đồ họa

Đây có lẽ là phần quan trọng nhất của việc mua một chiếc GPU đã qua sử dụng. Nếu mua card trực tiếp từ một người bán, tốt nhất nên kiểm tra và chạy thử chiếc card trước khi mua. 

Ngoài các kiểm tra dựa trên phần mềm, hãy lắng nghe tiếng động mà chiếc card phát ra khi sử dụng. Liệu quạt có phát ra tiếng kêu lạch cạch hay không? Quạt có quay không? Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy quạt cần được thay thế, vốn có thể phức tạp hoặc đơn giản, tùy thuộc vào từng mẫu card đồ họa cụ thể.

Nếu chiếc card quá nóng hoặc gặp các vấn đề đồ họa, quạt cũng có thể không quạt động như dự kiến. Ngoài ra, đặc biệt trên các chiếc card đồ họa cũ, keo tản nhiệt nằm giữa GPU và cụm tản nhiệt (heatsink) có thể không còn tốt nữa. 

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang