Sai lầm khi chế biến thịt có thể gây hại sức khỏe
Người tiểu đường nên và không nên ăn loại thịt nào?
Những thực phẩm có thể thay thế thịt trong bữa ăn
Nguy cơ tiềm ẩn từ thịt đông lạnh
Việc chế biến thịt lợn tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu mắc phải những sai lầm dưới đây thì không những khiến món ăn bị mất dinh dưỡng mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.
Rã đông bằng cách ngâm nước nóng
Hầu hết mọi người đều mua sẵn và bảo quản thịt trong tủ đông. Nhưng khi lấy thịt từ tủ đông ra chế biến họ đều bỏ thịt vào nước hoặc cho vào lò vi sóng để rã đông nhanh. Ngâm thịt lợn trong nước nóng hay nước lạnh quá lâu để rã đông đều làm giảm đi các chất dinh dưỡng có trong thịt. Ngoài ra, nếu bỏ thịt ngoài nhiệt độ phòng để rã đông cũng khiến cho các loài vi khuẩn sinh sôi.
Theo các chuyên gia, nếu thịt để trong ngăn đá thì cần rã đông tự nhiên trong khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu. Tốt nhất nên bỏ thịt xuống ngăn mát nửa ngày trước khi nấu. Cách này vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt, lại vừa bảo đảm vệ sinh. Hoặc có thể cho thêm ít gừng tươi đập dập cho vào nước ngâm thịt. Gừng sẽ giúp thịt tươi ngon trở lại.
Luộc thịt quá kỹ
Nhiều người có thói quen thuộc thịt thật kỹ để an tâm. Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho biết thịt luộc trong thời gian dài các axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt chuyển hóa thành các axit amino aromatic. Trong 12 hợp chất axit amino aromatic, có đến 9 hợp chất có khả năng gây ra ung thư. Do đó tốt nhất chỉ nên luộc thịt vừa chín, đồng thời vớt bỏ đi lớp bọt nổi lên khi nước sôi.
Thêm nước lạnh khi luộc
Thỉnh thoảng do không cân đối được lượng nước nên nồi cạn, cần đổ thêm nước vào nồi khi nước đang sôi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc này không hề tốt, bởi thêm nước lạnh trong khi thịt ở nhiệt độ cao làm các protein, chất béo từ thịt kết tủa, co cứng làm mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng từ thịt. Nếu thêm nước khi luộc tốt nhất nên dùng nước sôi, để tránh tình trạng này xảy ra.
Dùng chung thớt cho thịt sống và thịt chín
Nhiều người thường dùng chỉ 1 dao và một thớt để thái cả thịt sống lẫn thịt chín. Điều đó vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật. Kể cả có rửa thớt sau khi thái thịt sống rồi cũng không thể đảm bảo hết vi khuẩn trên bề mặt thớt được. Hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả và thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mòn, nứt vỡ...
Chần thịt qua nước nóng
Một số người lầm tưởng việc chần thịt bằng nước nóng là vệ sinh nhưng thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt. Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C). Hơn nữa, việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.
Thu Phương (T/h)