Nhược điểm của phanh khẩn cấp ô tô lái xe cần biết để tránh nguy hiểm

author 06:51 19/02/2021

(VietQ.vn) - Phanh khẩn cấp ô tô là công nghệ được trang bị trên rất nhiều dòng xe ô tô hiện nay. Dù khá hiện đại nhưng thực tế hệ thống này cũng vẫn nhiều điểm hạn chế.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Auto Emergency Braking, AEB) là công nghệ được trang bị trên rất nhiều mẫu xe ô tô hiện nay, từ xe phổ thông cho đến xe hạng sang. Tuy nhiên, nhiệm vụ của công nghệ này là gì và liệu nó có hiệu quả trong việc gia tăng mức độ bảo vệ người lái trong các tình huống nguy hiểm?

Về cơ bản, vai trò của phanh tự động khẩn cấp chính là phát hiện một vụ va chạm sắp xảy ra, từ đó tự động kích hoạt phanh nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu độ nghiêm trọng của một vụ tai nạn.

 Phanh khẩn cấp ô tô cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần lưu ý. Ảnh minh họa

Theo báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) cho thấy Hệ thống phanh tự động khẩn cấp giúp giảm thiểu 43% số vụ tai nạn xảy ra do va chạm với xe phía trước. 

Tại thị trường Mỹ, 20 nhà sản xuất ô tô - chiếm 99% doanh số bán xe trên khắp đất nước này đã đồng ý trang bị hệ thống phanh khẩn cấp này như một tiêu chuẩn bắt buộc trên xe từ năm 2022.

Tuy nhiên một đánh giá mới đây của Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA) cho thấy, công nghệ phanh khẩn cấp không hoạt động hiệu quả như giới thiệu.

Phanh khẩn cấp kém hiệu quả trước mô phỏng thử nghiệm là người đi bộ

Cụ thể, trước tình trạng tỷ lệ tử vong của người đi bộ tăng ở mức đáng báo động trong thập kỷ vừa qua, nhiều hãng ô tô đã trang bị công nghệ phanh khẩn cấp tự động (AEB) khi phát hiện người đi bộ trên nhiều dòng xe của mình. Tuy nhiên, công nghệ này hoạt động không hoàn hảo như quảng cáo.

AAA đã tiến hành thử nghiệm công nghệ này trên 4 mẫu xe được trang bị AEB bao gồm: Chevrolet Chevrolet Malibu, Honda Accord, Tesla Model 3 và Toyota Camry đời 2019. AAA cũng đã sử dụng các hình nộm đại diện cho người đi bộ có kích thước tương đương người lớn và trẻ em.

Các tình huống thử nghiệm mô phỏng người đi bộ qua đường với 3 trường hợp cụ thể như một đứa trẻ đột nhiên lao ra khỏi đường từ giữa hai ô tô đang dừng đỗ; người đi bộ sang đường ngay lối rẽ và hai người đi bộ di chuyển dọc đường.

AAA cho biết, trong trường hợp các phương tiện thử nghiệm đang di chuyển với tốc độ 30km/h thì tỉ lệ hệ thống AEB tự động phanh đạt khoảng 40%. Nếu đột nhiên có một đứa trẻ lao ra đường từ giữa hai ô tô đang dừng đỗ thì hệ thống AEB tỏ ra kém hiệu quả và tỷ lệ va chạm lên đến 89%. Khi đẩy tốc độ di chuyển của xe lên 50km/h, hệ thống gần như hoạt động kém hiệu quả hoặc phản ứng chậm và xảy ra va chạm.

Trong tình huống người đi bộ qua đường ngay ngã rẽ, không có phương tiện thử nghiệm nào tránh được va chạm. Ngoài ra, hệ thống phanh khẩn cấp tự động còn được chứng minh hoạt động không hiệu quả vào ban đêm và theo NHTSA cảnh báo, 75% trường hợp tử vong của người đi bộ xảy ra sau khi trời tối.

Nhược điểm của phanh đĩa gốm người dùng xe ô tô cần lưu ý (VietQ.vn) - Phanh đĩa gốm carbon trên ô tô là bộ phận quan trọng vì liên quan tới tính an toàn của xe ô tô. Tuy nhiên sử dụng phanh đĩa gốm cũng tồn tại một số nhược điểm tài xế cần lưu ý.

Xe không tự giảm tốc độ trong tình huống có xe phía trước chuyển làn

Trong một số tình huống chẳng hạn như có xe phía trước chuyển làn và đi vào làn mà xe Volvo đang chạy, nếu đang lưu thông ở vận tốc trên 32 km/h, chiếc xe sẽ không tự giảm tốc, theo công bố của nhà sản xuất.

Áp dụng kịch bản tương tự để thử nghiệm AEB, các chuyên gia lần lượt điều khiển những mẫu xe kể trên tiến đến gần chiếc xe giả và phải rất sát họ mới đánh vô lăng để né, mô phỏng động tình huống chuyển làn gấp thường xảy ra trên đường. Kết quả: không một chiếc xe nào có thể tránh được va chạm khi đang lưu thông ở tốc độ 48 km/h. Khi vượt quá tốc độ này, AEB trên một số dòng xe không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào hoặc tự phanh.

Ở vận tốc càng cao phanh không phản ứng kịp

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều có rất ít động lực để cải thiện mức độ hiệu quả của Hệ thống phanh tự động khẩn cấp bởi những chương trình đánh giá an toàn đối với công nghệ này hiện vẫn chưa quá khắt khe. Ở hạng mục đánh giá AEB trên từng chiếc xe, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) chỉ cho chiếc xe chạy thử nghiệm ở một vận tốc là 40 km/h và chỉ đòi hỏi chiếc xe tự giảm tốc khoảng 15 km/h trước khi va chạm xảy ra.

Tuy nhiên, Thatcham Research - cơ quan có vai trò tương tự như IIHS của Mỹ lại không muốn mọi thử nghiệm chỉ dừng lại ở mức đó. Cụ thể, các chuyên gia tại đây đã tiến hành những bài test tương tự nhưng với tốc độ đủ lớn để biết rằng ở giới hạn vận tốc nào thì AEB sẽ bị vô hiệu hóa. “Khi vận tốc càng cao, trên phương diện vật lý, chiếc xe không còn hiểu được nó đang ở tình huống như thế nào để đưa ra phản ứng kịp thời. 

Trước kết quả của cuộc thí nghiệm trên, nhiều người tỏ ra lo ngại khi có nhiều tài xế tỏ chủ quan và phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ phanh khẩn cấp này và yêu cầu các nhà sản xuất ô tô cần phải khắc phục yếu điểm và cải thiện chất lương của công nghệ AEB trước khi trang bị nó trên các dòng xe của mình.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang