Ninh Bình: Chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm, chuyển mình mạnh mẽ trên môi trường số
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp
Thực hiện chuyển đổi số: Câu chuyện tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình
Từ vụ đột quỵ khi đang chơi pickleball: Chuyên gia khuyến cáo cách chơi thể thao an toàn
Xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá để thực hiện các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Với quan điểm chuyển đổi số muốn thành công phải lấy người dân làm trung tâm, phải bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức và thay đổi thói quen; phải làm cho người dân thấy kỹ năng, công nghệ số là thứ dễ dàng, thiết thực, cần thiết. Chuyển đổi số nếu tạo ra giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, từ đó hình thành những công dân số, cộng đồng số và văn hóa số.
Từ đó, các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về tiện ích, phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin để người dân chủ động khai thác, sử dụng các dịch vụ số.
Cụ thể, chuyển đổi số phải hướng đến quyền lợi, lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, đo đó người dân phải hiểu và biết "kỹ năng số" cơ bản như: Truy cập thông tin; chủ động giao tiếp trong "môi trường số"; thành thạo trong hoạt động kinh doanh, mua bán trên mạng...
Để thích ứng với sự chuyển mình mạnh mẽ trên môi trường số, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực phát triển công dân số, hướng tới mọi công dân đều có kiến thức cơ bản về công nghệ số; chủ động, tích cực sử dụng các nền tảng, công nghệ số thiết yếu để phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để thích ứng với sự chuyển mình mạnh mẽ trên môi trường số, tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực phát triển công dân số. Ảnh báo Ninh Bình
Ngoài sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền thì sự tự giác không ngừng thay đổi, thích nghi, tích cực học tập của mỗi công dân là điều kiện tiên quyết để tỉnh Ninh Bình thành công trong công cuộc chuyển đổi số vì mục tiêu cuộc sống của người dân ngày càng hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm đầu tư xây dựng nhiều tiện ích, cơ sở hạ tầng; các đơn vị cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Theo thống kê, tính đến ngày 15/8/2024, tỉnh Ninh Bình có tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh đạt khoảng 91%; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 72,8%; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 90,5%; tỷ dân số được phủ sóng mạng di động đạt 100%; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 765.472 tài khoản (chiếm khoảng 160%, 1 người có thể mở nhiều hơn 1 tài khoản tại các ngân hàng khác nhau). Đã cấp 808.810 tài khoản định danh điện tử, Bộ Công an phê duyệt 679.296 tài khoản, kích hoạt 633.435 tài khoản.
Tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám, chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy đạt 90%. Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám, chữa bệnh từ xa đạt 40%. Tỷ trọng thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt đạt khoảng 50%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến của Dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 83,95%...
Hà My