Nợ xấu ‘khủng’: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mổ xẻ nguyên nhân

authorHà Thúy 06:06 08/06/2017

(VietQ.vn) - Theo Thống đốc Ngân hàng, quy trình tín dụng của một số tổ chức chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để cán bộ ngân hàng và khách hàng lợi dụng là một trong những lý do dẫn đến nợ xấu.

Tại phiên thảo luận về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, tỷ lệ nợ xấu ước tính một cách thận trọng là 17,21% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nếu đánh giá một cách toàn diện và thực chất qua công tác thanh tra thì con số nợ xấu ở thời điểm đó có thể cao hơn. Tính đến 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng là trên 150.000 tỷ, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà Công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 195.000 tỷ, hiện chiếm 3,29% tổng dư nợ. Nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được hiện nay là trên 345.000 tỷ, chiếm 5,8% tổng dư nợ.

no-xau-khung-thong-doc-ngan-hang-mo-xe-nguyen-nhan

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tại phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội 

Về nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu, ông Hưng giải thích, là những khoản nợ vào thời điểm khó khăn của giai đoạn 2011 – 2013 theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ chúng ta đã phải cơ cấu lại nợ cho các tổ chức kinh tế và các đối tượng vay vốn để có cơ hội tiếp tục vay vốn và thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. “Nếu tính cả những khoản này và về bản chất Ngân hàng Nhà nước đánh giá rất thận trọng là nếu đến hạn thì cũng sẽ thành nợ xấu, tổng nợ xấu hiện nay là 10,08% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế”, ông Hưng cho biết.

Trong số tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu bán cho VAMC, nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm khoảng gần 64%; nợ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 6,3%; nợ của hộ kinh doanh và cá nhân chiếm khoảng trên 21%; nợ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,8% tổng dư nợ.

Về nguyên nhân của nợ xấu và trách nhiệm, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, nhìn từ góc độ hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng, nhận thấy một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, những nguyên nhân này cũng được đánh giá và báo cáo đầy đủ lên Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ nhất, về nhóm nguyên nhân khách quan, thời gian qua sự bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới cũng như tác động của chu kỳ kinh tế và khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh và tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế trong nước cũng khó khăn và chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, nợ công tăng nhanh. Một yếu tố rất quan trọng là thị trường bất động sản có một giai đoạn rất dài trầm lắng. Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả sản xuất còn thấp nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài thì đều tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn, do đó gián tiếp và trực tiếp đều gây ra nợ xấu.

Thứ hai, hiện nay quy mô hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ và phụ thuộc vào thị trường thế giới. Tình hình thời tiết ở trong nước cũng có giai đoạn như nhiều năm vừa qua rất khó khăn, gây ra tác động là khả năng không trả được nợ của các doanh nghiệp vay vốn. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê thì trong giai đoạn từ năm 2011-2015, bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản, các yếu tố này cũng làm gia tăng nợ xấu trong nền kinh tế và nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, trong giai đoạn các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách vĩ mô còn thiếu tính ổn định, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ tư, một số cơ chế chính sách về xử lý tài sản còn bất cập nên hạn chế việc xử lý tài sản cũng như nợ của các tổ chức tín dụng.

Thứ năm, nhiều trường hợp khách hàng vay còn chây ỳ và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Thứ sáu, thị trường vốn còn chưa phát triển tương xứng nên hệ thống ngân hàng vẫn là kênh tài trợ chủ yếu cho đầu tư và phát triển. Chính vì vậy, rủi ro chính của hệ thống tài chính chính là rủi ro của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, do mô hình tăng trưởng của chúng ta trong nhiều năm vẫn phụ thuộc vào đầu tư theo chiều rộng và sử dụng vốn vay nên nợ xấu của nền kinh tế chủ yếu là nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Trước đó, cũng tại phiên thảo luận, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Chủ tịch ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) Nguyễn Văn Thắng cho rằng, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nợ xấu phát sinh là tất yếu, còn cho vay còn nợ xấu. Trong đó có những nguyên nhân khách và chủ quan, nhưng nặng nhất xuất phát từ những cú sốc của nền kinh tế. Tại Việt Nam, theo ông Thắng nợ xấu phát sinh đột biến từ năm 2012 lên tới 17% tổng dư nợ. Nguyên nhân do khủng hoảng thị trường bất động sản, chứng khoán và nền kinh tế tăng trưởng nóng.

Máy bay Myanmar chở hơn 100 người mất tích: Tin bất ngờ về số người sống sót(VietQ.vn) - Trong vụ máy bay Myanmar mất tích, một nguồn tin cho hay rằng có 15 người may mắn sống sót. Tuy nhiên giới chức Myanmar chưa xác nhận điều này.

Thời gian qua, các ngân hàng đã xử lý nhưng nợ xấu nội bảng, tiềm ẩn... xấp xỉ 600.000 tỉ đồng chiếm 10,8% tổng dư nợ. “Việt Nam là quốc gia duy nhất có nợ xấu vượt 10% tổng dư nợ mà không có tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, đó là sự cố gắng rất lớn. Trong khi các quốc gia có rất nhiều ngân hàng bị đổ vỡ", ông Thắng nói và đặc biệt lưu ý trong 600.000 tỉ đồng có tới 90% tiền của dân, 10% của ngân hàng.

“Cho nên việc cấp bách xử lý, ban hành cơ chế đặc thù để bảo vệ cho người dân, người gửi tiền trong hệ thống. Làm sao chúng ta phải vận hành đưa 600.000 tỉ đồng quay trở lại kinh tế, số tiền này đủ xây dựng được 3 sân bay Long Thành”,  ông Thắng phát biểu.

Hà Thúy

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang