Nội thất trong xe ô tô bị phơi nắng có thể gây ra 'chất độc hại' cho sức khỏe

author 07:00 17/06/2020

(VietQ.vn) - Với thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay, việc để ô tô dưới nền nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều bộ phận trên xe, nhất là nội thất ô tô.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đang gây ra rất nhiều tác động đến đời sống và sức khỏe của con người. Nhưng bên cạnh đó, còn những tác động âm thầm và lâu dài chưa được nhiều người biết đến điển hình như tác động từ những chất liệu nội thất trong ô tô khi bị để ở ngoài trời nhiều giờ liền.

Đặc biệt, vào những ngày nhiệt độ ngoài trời khoảng 40 độ C thì mức nhiệt bên trong xe có thể lên tới 70, thậm chí là 80 độ C. Và vật liệu nội thất trong xe chủ yếu được làm từ nhựa, cao su, da… Khi vừa mở cửa xe chúng ta có thể cảm nhận rõ sự hấp thụ nhiệt lượng của các vật liệu này.

 Nội thất ô tô bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thường xuyên đỗ ô tô dưới trời nắng nóng kéo dài. Ảnh minh họa

Bên trong nội thất là nơi tích tụ sức nóng kinh khủng nhất, dưới cái nắng 40 độ C và tài xế chỉ cần tắt máy rời xe trong 30 phút thì nhiệt độ bên trong cabin sẽ đạt 60 độ C, điều này khiến các chi tiết nhựa bên trong ảnh hưởng rất lớn, mặc dù được thiết kế để chịu nhiệu độ cao nhưng về lâu về dài sẽ làm giam tuổi thọ của nhựa và các chi tiết trên xe.

Trong nội thất của ô tô có rất nhiều loại nhựa và cao su khác nhau và quá trình gia công có thể dùng 1 số phụ gia. Dưới tác động ánh nắng mặt trời, tia cực tím, nhiệt độ trong xe tăng dần sẽ khiến 1 số chất phát thải trong không khí và được ủ trong môi trường kín. Không chỉ có benzen mà các hóa chất khác nếu tiếp xúc lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, ví dụ như benzen nếu tiếp xúc lâu có thể gây ung thư. Đồng thời, việc để ô tô phơi nắng quá lâu cũng sẽ khiến nhựa, gioăng cao su, các dung môi bên trong xe bị hóa hơi, tan chảy và làm hỏng hóc phụ tùng.

Theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động số 3733/2002 của Bộ Y tế, nồng độ tối đa cho phép của benzen trong môi trường lao động chỉ là 5mg/m3 không khí tính trung bình 8 giờ làm việc. Thế nhưng, theo nghiên cứu của các chuyên gia, nồng độ benzen trong xe hơi ở các trường hợp trên đang cao hơn rất nhiều lần.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Lương, Viện Cơ khí động lực, Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi đã nghiên cứu trong 2 trường hợp, 1 là điều kiện nhiệt độ môi trường, không có ánh nắng chiếu vào thì nồng độ Benzen đo được khoảng từ 200 - 800 mg. Nhưng cũng với điều kiện đó, khi cho xe ra phơi nắng thì nồng độ benzen cao hơn rất nhiều, ở mức từ 2.000 - 4.000 mg/m3".

Nhược điểm của ô tô Volvo XC40 2020 người dùng nên cân nhắc trước khi mua(VietQ.vn) - Volvo XC40 2020 là dòng xe SUV hạng sang cỡ nhỏ của thương hiệu xe sang Thuỵ Điển Volvo. Dù đây là dòng xe sở hữu nhiều trang bị an toàn, công nghệ hiện đại nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế.

Không những vậy, việc tiếp xúc hàng ngày với benzen dù ở những nồng độ thấp trong thời gian dài vẫn có nguy cơ nhiễm độc hoặc tổn thương hệ tạo máu. Cùng với đó, với nhiệt độ rất cao bên trong cabin, người sử dụng rất có thể sẽ bị sốc nhiệt khi ngay lập tức vào trong xe.

Nắng nóng không chỉ làm ảnh hưởng tới nội thất ô tô mà còn nhiều bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nắng nóng có thể khiến đường ống làm mát dễ bị nứt, két nước bị rò rỉ. Nước bốc hơi tạo nhiều hơi trong đường ống, có thể làm liệt vị trí mối nối, thậm chí gây nổ đường ống. Nếu đường ống và mối nối tốt, nhiệt độ sẽ tăng lên nữa, piston bị giãn nở, dẫn đến hiện tượng "bó máy", gây thiệt hại. Nên kiểm tra tổng thể hệ thống làm mát.

Do đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia về ô tô, để đảm bảo an toàn, ô tô nên được thường xuyên bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ, đặc biệt là vào mùa hè. Cùng với đó, còn phải kiểm tra cả dây đai. Dây đai có tác dụng làm chạy quạt, hỗ trợ phần nào quá trình làm mát động cơ.

Tránh các vật dụng gây cháy nổ như nước ngọt có gas, bật lửa và mỹ phẩm, dược phẩm,.... vì các vật dụng này sẽ gây cháy khi để trên xe. Thậm chí, bình cứu hỏa mini cũng sẽ là nguyên nhân trực gây cháy nổ vì chúng chỉ chịu được nhiệt độ trên dưới 55 độ C.

Nên đậu xe nơi có bóng mát, hoặc sử dụng bạt che chắn để giảm nhiệt lượng hấp thụ vào trong cabin, trường hợp bắt buộc phải đỗ ngoài nắng thì bạn cần che đậy bề mặt táp lô, bởi bên trong có nhiều bộ phận rất quan trọng. Nếu thấy chỗ đỗ xe an toàn có thể hạ kính các cánh cửa xuống khoảng 10cm để khí nóng được thoát bớt ra ngoài và xe sau khi phải phơi nắng nhiều giờ thì cần mở toàn bộ cửa xe chừng 10 phút để không khí lưu thông và hạ nhiệt độ…

Cần thường xuyên rửa xe trong thời tiết nắng nóng, vừa để giảm nhiệt trên xe, vừa để phủi đi bụi bẩn bám trên bề mặt có thể khiến xe ô tô hấp thụ nhiều nhiệt hơn. Lưu ý, không nên rửa xe dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tìm nơi thoáng mát để rửa. Vì kim loại nóng sẽ làm khô xà phòng và hỗn hợp nước bám trên sơn,để lại vết bẩn trên bề mặt xe.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang