Ông chủ Món Huế biến mất, một nữ đại gia muốn mua lại chuỗi nhà hàng

author 15:31 28/10/2019

(VietQ.vn) - Một nhà đầu tư nữ cho biết sẽ sẵn sàng mua lại chuỗi hệ thống nhà hàng Món Huế nếu có cơ hội.

Mới đây, trao đổi với báo Pháp luật TP.HCM (PLO), bà K.H (đề nghị giấu tên - một trong các nhà đầu tư) bày tỏ ý định cho biết sẽ mua lại Món Huế nếu như có cơ hội.

Theo đó, bà K.H cho biết, bà được một số nhà cung cấp tin rằng có thể vực dậy được Món Huế và họ vẫn sẽ đồng hành với bà.

“Đây là thông tin khiến tôi vui mừng”, bà K.H nói.

 Hệ thống nhà hàng Món Huế vướng nợ nần. Ảnh: Thanh Niên

Bà K.H cũng cho biết thêm, nếu được mua và có cơ hội vực dậy Món Huế thì bà luôn sẵn lòng. Ngoài ra, với dự tính này, bà sẽ đưa ra phương án thực hiện nếu nhận được một câu trả lời nào đó từ phía ông Huy Nhật (ông chủ Món Huế).

“Nếu có cơ hội, tôi sẽ mua lại thương hiệu Món Huế và làm lại khác đi. Sẽ là một Món Huế rất khác biệt chứ không như những gì đã xảy ra trước đó”, bà K.H chia sẻ với PLO.

Cũng trong cuộc đối thoại, bà K.H xác nhận đến hiện tại vẫn chưa liên lạc được với Huy Nhật và chị Hạnh (Ngô Thị Mỹ Hạnh- người chịu trách nhiệm pháp lý của chuỗi nhà hàng Món Huế-PV).

Xác nhận thêm về sự biến mất của ông Huy Nhật, người phát ngôn của nhóm các nhà đầu tư trao đổi với Trí thức trẻ, những nỗ lực nhằm đạt được giải pháp thỏa đáng liên tục bị từ chối bởi ông Huy Nhật và các đại diện của ông. Nhóm nhà đầu tư này đang cố gắng song chưa thể liên hệ được với ông Huy Nhật và đội ngũ quản trị vận hành, và hiện không rõ ông này đang ở đâu.

Liên quan đến khoản nợ của công ty Huy Nhật, Trí thức trẻ cho biết, ngày 24/10 các đối tác và chủ nợ của Huy Việt Nam đã họp mặt tại một quán cafe ở Tp.HCM.

Trong danh sách nhà cung cấp trong lá đơn tố cáo chung có đơn vị cung cấp máy làm trà sữa cho TP Tea, nhà cung cấp thiết bị văn phòng phẩm cho Huy Việt Nam, đối tác làm quảng cáo cho các thương hiệu, nhà cung cấp khăn lạnh cho Món Huế, nhà cung cấp dừa tươi – nước cốt dừa – lá chuối cho Món Huế, nhà cung cấp hải sản cho Iki Sushi…

Trong những người tham gia ở buổi họp mặt ngày 24/10, nhà cung cấp bị nợ nhiều nhất lên đến hơn 2 tỷ đồng, tuy nhiên số nhà cung cấp bị nợ tới mức đó không nhiều mà chủ yếu nằm trong khoảng từ vài chục triệu đến trên 1 tỷ đồng.

Loạt doanh nghiệp, ngân hàng, dự án lớn nằm trong danh sách kiểm toán năm 2020(VietQ.vn) - Nhiều doanh nghệp, ngân hàng và dự án lớn nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2020.

Theo giao ước thông thường, mức nợ đó sẽ nằm trong khoảng 2 đến 3 tháng gần nhất, khi đến hạn trả tiền cho nhà cung cấp mà Huy Việt Nam không trả. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết số tiền mà Món Huế hay Huy Việt Nam nợ nhà cung cấp là cộng dồn từ 8 tháng hoặc ít nhất 6 tháng, chứ không phải 2 hoặc 3 tháng.

Thu Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang