Phát hiện gần 900 sản phẩm hàng hóa đã qua sử dụng có dấu hiệu nhập lậu tại Bình Dương

author 14:30 05/05/2023

(VietQ.vn) - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương vừa phát hiện, tạm giữ 880 sản phẩm điện tử, điện lạnh, xe đạp điện đã qua sử dụng chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ.

Cụ thể, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Phòng Nghiệp vụ 1 - Cục Nghiệp vụ QLTT, Đội cảnh sát kinh tế và Ma túy Công an thành phố Dĩ An, tiến hành khám Kho hàng hóa, địa chỉ tại: Lô MN, khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Hùng Mạnh, sinh ngày 12/08/1993 làm chủ.

Tại thời điểm khám, Đoàn công tác ghi nhận 880 tang vật các loại đã qua sử dụng chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc hợp pháp, có dấu hiệu vi phạm là hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu, gồm Cục nóng máy lạnh, Cục lạnh máy lạnh, bếp gas, xe đạp điện...

Theo trình bày của Ông Nguyễn Hùng Mạnh chủ kho hàng hóa, toàn bộ số lượng hàng hóa được nêu trên là hàng hóa của một doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra số hàng hóa vi phạm 

Đội QLTT số 2 đã ban hành quyết định tạm giữ và niêm phong toàn bộ hàng hóa vận chuyển về Kho Đội Quản lý thị trường số 2 để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì:

“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa; và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Bảo Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang