Phát huy nội lực kinh tế để phát triển bền vững

author 08:40 23/03/2021

(VietQ.vn) - Với một nền kinh tế có độ mở lớn, giá trị xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP, chỉ riêng các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạp đã chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì kết quả tăng trưởng xuất nhập khẩu còn cho thấy nhiều điều về nội lực kinh tế của Việt Nam.

Kết quả tăng trưởng ấn tượng trong xuất nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 cho thấy nhiều điều về nội lực kinh tế của Việt Nam. Ảnh minh họa.

Thời gian qua, với việc kí kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã cho thấy Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế từ hội nhập. Thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA, Việt Nam đã cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Với 14 FTA đã có hiệu lực và cho các kết quả hết sức nổi bật trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa – được định danh bằng những con số thực, đưa Việt Nam từ một nền kinh tế phải nhập siêu trong suốt nhiều thập niên đã cân bằng được cán cân thương mại và có thặng dư – liên tục xuất siêu trong cả giai đoạn 5 năm qua. Trong đó, năm 2019 Việt Nam xác lập tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 500 tỷ USD, năm 2020 vừa qua tiếp tục ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục với hơn 19 tỷ USD, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt qua con số hơn 540 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế, tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định, đây là dấu mốc quan trọng trên con đường hội nhập của đất nước: “Xuất nhập khẩu đóng góp tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Việc Việt Nam đạt được tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 500 tỷ USD là tin vui, bởi con số này vượt tất cả thành tích về xuất nhập khẩu của chúng ta trong năm qua. Đây là tín hiệu tốt, thể hiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Tính chung trong suốt giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng xuất nhập khẩu luôn ở mức 8-10%/năm. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, giá trị xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP, chỉ riêng các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạp đã chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì kết quả tăng trưởng xuất nhập khẩu còn cho thấy nhiều điều về nội lực kinh tế của Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề sẽ có rất nhiều cơ hội cả trực tiếp và gián tiếp đến từ hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia các FTA, đặc biệt là với các FTA thế hệ mới. Trong đó có sự chuyển biến vượt bậc, từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường, tuân thủ luật pháp quốc tế đến tư duy quản lý của doanh nghiệp và ý thức từng người lao động… 

Đồng thời, các FTA thế hệ mới được coi như chiến lược mang tầm dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. 

Các FTA thế hệ mới góp phần đưa Việt Nam trở thành “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam bước lên "nấc thang" cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước.

Ghi nhãn hiệu quả sử dụng nước với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31600(VietQ.vn) - Nước rất cần thiết cho sự sống của con người. Tuy nhiên, khoảng 2,2 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nước uống an toàn. Chủ đề của Ngày Nước Thế giới năm nay chính là đánh giá nguồn tài nguyên quan trọng này và ISO đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn trong lĩnh vực này.

Mai Phương

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:kinh tế, hội nhập, FTA

tin liên quan

video hot

Về đầu trang