Những thí nghiệm rùng rợn nhất trong lịch sử

author 21:17 21/02/2015

(VietQ.vn) - Với mục đích tạo ra những phát minh mới cho nhân loại, đôi khi các nhà khoa học phải tiến hành những thí nghiệm kỳ quặc và có phần rùng rợn, đáng sợ lên cơ thể người.

Đôi khi, để tạo ra được những phát minh mới các nhà khoa học đã bất chấp thực hiện những thí nghiệm rùng rợn. Cùng điểm lại những thí nghiệm gây tranh cãi nhất trong lịch sử:

Kích thích điện điều trị đồng tính luyến ái

Năm 1970, bác sĩ Robert Heath ở Đại học Tulane thực hiện nghiên cứu "khủng", kích thích não triệt để nhằm điều trị cái mà ông gọi là "trị chứng bệnh đồng tính luyến ái". Trong nghiên cứu, một thanh niên đồng tính 24 tuổi được làm "chuột bạch", mang bí số B-19. Ứng viên B-19 không chỉ bị đồng tính luyến ái mà còn mắc cả bệnh hoang tưởng và trầm cảm. Theo ông Heath, sử dụng điện kích thích vùng vách ngăn não nơi xử lý niềm vui sẽ chữa được căn bệnh nói trên.

Phát minh mới về cách điều trị bệnh 'đồng tính luyến ái' có thực sự hiệu quả vẫn còn gây tranh cãi

Phát minh mới về cách điều trị bệnh 'đồng tính luyến ái' bằng cách kích thích điện vào não đã gây ra nhiều tranh cãi

Trước tiên, Heath cho chèn điện cực vào dưới hộp sọ và tiến hành sốc điện não. Theo báo cáo, người đàn ông này thực sự thấy phấn chấn hẳn lên. Do mang lại hiệu quả tức thì nên người trong cuộc đã tự làm cú sốc thứ hai, và dần dần dẫn đến tình trạng nghiện, sốc điện hàng ngàn lần trong vòng vài giờ. Phần cuối của thí nghiệm, Heath cho bệnh nhân quan hệ tình dục khác giới với phụ nữ do chính Heath thuê.

Trong khi đó, Heath liên tục sốc não cho B-19. Nhưng lạ thay càng được sốc điện, B-19 lại càng thờ ơ bạn tình. Trong cuộc phỏng vấn 1 năm sau đó, bệnh nhân cho biết, anh ta thường xuyên quan hệ tình dục với cả nam lẫn nữ. Đến đây, có thể kết luận, thử nghiệm của Heath thành công một phần, nhưng chính Heath sợ nghiên cứu này, không bao giờ quay lại chữa bệnh đồng tính luyến ái nữa.

Thí nghiệm về ung thư 

Chủ nhiệm dự án là Chester M. Southam, chuyên gia nghiên cứu ung thư nổi tiếng của Mỹ những năm 1960. Mục đích là tìm ra tác động của hệ miễn dịch lên khối u, khám phá lý do tại sao cơ thể con người lại bị suy yếu bởi bệnh tật và khả năng chống chọi lại tế bào ung thư. Chester đã nhắm Bệnh viện bệnh mãn tính Do Thái ở New York làm nơi thí nghiệm.

Chester M. Southam - chủ dự án thí nghiệm về ung thư gây tranh cãi

Chester M. Southam - chủ dự án thí nghiệm về ung thư gây tranh cãi

Ban đầu, cuộc thử nghiệm "phi điều trị" chỉ được phép thực hiện trên người già, bệnh nhân giai đoạn cuối. Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị qua mặt và không hề hay biết, nhưng không hiểu sao Chester lại thuyết phục được ban giám đốc, vì vậy các kết quả thí nghiệm sau này được giấu kín. Trong nghiên cứu, Chester tiêm tế bào ung thư sống vào cơ thể 22 phụ nữ cao tuổi.

Trước khi tiêm, Chester lừa những người này rằng, họ được bổ sung tế bào khỏe mạnh nhằm giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi nhưng thực chất là tế bào ung thư sống. Chuyện vỡ lở, Chester bị tước giấy phép hành nghề có thời hạn nhưng sau đó vẫn được bổ nhiệm chức Chủ tịch của Hiệp hội Ung  thư Mỹ.

Thí nghiệm Vanderbilt

Theo hồ sơ vừa được giải mật, năm 1945, nhóm chuyên gia ở Đại học Vanderbilt thực hiện thí nghiệm gây chấn động, liên quan đến mức độ hấp thụ chất sắt trong cơ thể phụ nữ mang thai. Trong nghiên cứu, có 829 phụ nữ mang thai được kê đơn dùng viên thuốc đặc biệt có chứa chất phóng xạ với nồng độ cao gấp 30 lần mức cho phép. Mục tiêu chính của dự án là đo ảnh hưởng của chất phóng xạ lên thai nhi.

Thí nghiệm Vanderbilt không tạo ra một phát minh mới có ích cho ngành y khoa mà gây hại lên trẻ em và thai phụ

Thí nghiệm Vanderbilt không tạo ra một phát minh mới có ích cho ngành y khoa mà gây hại lên trẻ em và thai phụ 

Hậu quả, 3 đứa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất phóng xạ và tử vong, gồm một bé gái 11 tuổi, hai bé trai 11 và 5 tuổi. Mục đích nghiên cứu không hiểu có hoàn thành kế hoạch hay không nhưng tai họa là có thật, kéo theo vụ kiện của 3 phụ nữ là mẹ của 3 đứa trẻ xấu số. Phản ứng về vụ kiện, ông Joseph C. Ross, Phó Giám đốc Trung tâm Y học Vanderbilt phủ nhận hậu quả và cho rằng đây chỉ là tai nạn nghề nghiệp, một nghiên cứu khoa học thuần túy, nồng độ phóng xạ nằm trong ngưỡng cho phép. Sau nhiều năm tranh cãi, cuối cùng theo phán quyết của tòa, Đại học Vanderbilt phải bồi thường cho các nạn nhân số tiền 10 triệu USD.

Trái đất bị hố đen nuốt chửng?

Khi giới chuyên gia vật lý học mới ấn nút khởi động Máy gia tốc hạt lớn (LHC), một số người đã nín thở vì sợ hãi. Những lời đồn đãi xung quanh nguy cơ hủy diệt của LHC cũng thuyết phục được không ít người, rằng máy gia tốc hạt có thể tạo nên những hố đen nhỏ và nuốt chửng địa cầu. Vào năm 2008, một nhóm người thậm chí đã đệ đơn lên các tòa án ở Pháp, Đức và Thụy Sĩ, yêu cầu can thiệp để đóng cửa LHC, và tòa ở Đức vừa giải quyết xong một đơn kiện gần đây tại Muenster.

Dù nghe qua có vẻ cũng có lý, nhưng giới khoa học cam đoan rằng chẳng có cơ sở nào cho thấy LHC sẽ đẩy trái đất đến ngưỡng diệt vong. Một cuộc nghiên cứu tổng thể đã tính toán được rằng lượng bức xạ vũ trụ ập xuống bề mặt địa cầu theo chu kỳ đã tạo ra những đợt va đập điện tích cao hơn LHC. Theo nghiên cứu này, tự nhiên đã tùy tiện triển khai các dự án thí nghiệm tương đương với hàng trăm ngàn máy LHC đối với trái đất, nhưng hành tinh của chúng ta vẫn tồn tại đến ngày nay.

Kiểm soát trí não

Vào thập niên 1950, CIA triển khai chương trình tuyệt mật gọi là MKULTRA, với mục tiêu tìm ra thuốc và những phương pháp có thể khống chế đầu óc người khác. Trong 2 thập niên sau đó, cơ quan này dùng chất gây ảo giác, tình trạng thiếu ngủ và biện pháp sốc điện để tẩy não đối tượng.

Thí nghiệm dùng chất gây ảo giác và sốc điện để kiểm soát trí não con người

Thí nghiệm dùng chất gây ảo giác và sốc điện để kiểm soát trí não con người

Các nhà khoa học CIA thực hiện hơn 149 dự án nghiên cứu theo chương trình MKULTRA. Trong một trường hợp, họ thử nghiệm ảnh hưởng của LSD (viết tắt của Lysergic Acid Diethylamide) trong xã hội bằng cách tuồn chất này cho chủ các quán bar ở New York và San Francisco, vốn không biết mình đã bị lợi dụng làm “chuột bạch”. Trong các trường hợp khác, họ dụ dỗ các con nghiện dùng LSD để đổi lấy heroin. Sau bê bối nghe lén Watergate, vào năm 1973 Giám đốc CIA Richard ra lệnh hủy hết hồ sơ liên quan đến nghiên cứu mất nhân tính này. Tuy nhiên, một số hồ sơ vẫn bị lộ ra ngoài, trong đó có hơn 20.000 trang ghi lại chương trình với tác giả là John Marks.

Thí nghiệm nhà tù Stanford

Năm 1971, một thí nghiệm nhà tù Stanford được thực hiện nhằm nghiên cứu phản ứng, tâm lý của con người trong điều kiện bị giam giữ. Các tình nguyện viên đóng vai quản ngục và tù nhân được đưa đến sống trong tầng hầm của một tòa nhà.

Thí nghiệm “nhà tù Stanford” nhằm mục đích tìm hiểu lý do gì sẽ khiến một người hiền lành có thể thực hiện những hành vi tàn ác

Thí nghiệm “nhà tù Stanford” nhằm mục đích tìm hiểu lý do gì sẽ khiến một người hiền lành có thể thực hiện những hành vi tàn ác

Họ đã thích nghi với “vai diễn” một cách nhanh chóng theo chiều hướng khiến các nhà khoa học không ngờ tới. Gần một nửa các quản tù đã bộc lộ hoàn toàn khuynh hướng tàn bạo, trong khi đó nhiều tù nhân bị tổn thương về tình cảm. Do lo ngại sự việc sẽ đi quá xa, nhà tâm lý học Philip Zimbardo – người khởi xướng thí nghiệm đã tuyên bố chấm dứt thí nghiệm sớm hơn dự định.

Thí nghiệm ác quỷ

Vào năm 1939, Wendell Johnson tại Đại học Iowa đã tiến hành một thí nghiệm điên rồ. Ông chia 22 trẻ em mồ côi thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất luôn được khen, khuyến khích trong các bài phát biểu. Ngược lại, nhóm thứ hai thường xuyên bị chê trách kịch liệt vì những lỗi sai.

Kết thúc thí nghiệm, những em ở nhóm thứ hai bị tác động tâm lý nặng nề và tỏ ra nhút nhát, sợ hãi. Cuộc thí nghiệm đã được giấu kín do lo ngại ảnh hưởng tới danh tiếng, trong bối cảnh các thí nghiệm trên cơ thể người của Đức Quốc Xã bị thế giới lên án. Tới năm 2001, cuộc thí nghiệm bị phanh phui. Đại học Iowa đã phải lên tiếng xin lỗi về vụ việc.

Dự án 4.1

Dự án 4.1 là một nghiên cứu y học được tiến hành bởi Hoa Kỳ trên những cư dân quần đảo Marshall từng tiếp xúc với bụi phóng xạ của vụ thử hạt nhân Castle Bravo vào ngày 1.3.1954. Báo cáo thí nghiệm sau đó được đưa ra cho thấy tình trạng sẩy thai và thai chết lưu ở phụ nữ bị nhiễm xạ tăng gấp đôi trong 5 năm đầu tiên nhưng sau đó lại trở về bình thường. Trẻ em ở đảo này gặp một vài vấn đề trong phát triển nhưng không phổ biến.

Thí nghiệm đã gây hậu quả nghiêm trọng lên trẻ em

Thí nghiệm đã gây hậu quả nghiêm trọng lên trẻ em

Tuy nhiên, trong những thập kỷ sau đó, đã xuất hiện những ảnh hưởng không thể phủ nhận của tình trạng nhiễm xạ. Trẻ em bắt đầu có dấu hiệu bị ung thư tuyến và 1/3 người bị nhiễm xạ có dấu hiệu của các khối u. Trong báo cáo của Ủy ban Năng lượng Mỹ chỉ ra rằng, nhóm thí nghiệm đã nhận ra nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không thục hiện bất kì một liệu pháp y học nào. Báo cáo cũng cáo buộc mục đích kép của chương trình là sử dụng cư dân Marshall như “chuột bạch” cho thí nghiệm.

Dự án MKULTRA

Dự án MKULTRA được tiến hành bởi CIA từ đầu thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960. Những nạn nhân bị tiêm nhiều loại thuốc gây ra tình trạng ảo giác và thay đổi chức năng của não.

Các bệnh nhân của dự án MKULTRA bị tiêm nhiều thuốc tạo ảo giác và thay đổi chức năng não

Các bệnh nhân của dự án MKULTRA bị tiêm nhiều thuốc tạo ảo giác và thay đổi chức năng não

Các thuốc này được tiêm cho cả nhân viên CIA, quân nhân, bác sĩ, nhân viên chính phủ, gái mại dâm, bệnh nhân tâm thần và những người bình thường khác. Sau đó, những người này được đưa vào nhà thổ để quan sát hoạt động qua một chiếc gương 1 chiều. Năm 1973, Giám đốc CIA lúc bây giờ là Richard Helms đã ra lệnh tiêu hủy tất cả các tài liệu liên quan đến dự án. Vì vậy ngày nay, không có nhiều thông tin cụ thể về MKULTRA được biết tới.

Dự án Aversion

Kế hoạch Aversion được quân đội Nam Phi triển khai trong thập niên 70, 80 thế kỷ XX nhằm thử nghiệm và điều trị chứng đồng tính luyến ái cho gần 1.000 binh lính. Theo "Kế hoạch Aversion", việc chữa trị "chứng bệnh" này cho các quân nhân được tiến hành trong 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu được tiến hành ngay tại đơn vị quân đội cơ sở, các quân nhân mắc chứng đồng tính luyến ái sẽ bị biệt giam sau khi chịu trói vào một cọc gỗ ngoài trời để đồng đội chế giễu, thậm chí đánh đập.

Các chuyên gia thời đó cho rằng, biện pháp chữa trị này sẽ tác động đến tinh thần của những người mắc chứng đồng tính luyến ái, thúc đẩy họ kiên quyết từ bỏ "chứng bệnh" này. Nếu không từ bỏ được, họ buộc phải chuyển sang điều trị ở giai đoạn 2.

Dự án Aversion thử nghiệm lên người đồng tính được đánh giá là dã man và gây tổn thương nghiêm trọng cho con người

Dự án Aversion thử nghiệm lên người đồng tính được đánh giá là dã man và gây tổn thương nghiêm trọng cho con người

Ở giai đoạn 2, binh lính được chuyển qua điều trị tại bệnh viện quân đội Voortrekkerhoogte, gần Pretoria. Dưới sự chỉ huy của tiến sĩ Aubrey Levin - người đứng đầu nghiên cứu này, bệnh nhân sẽ phải trải qua các liệu pháp giật điện với tần số tăng dần đến mức khiến họ gặp ảo giác.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn được thử nghiệm tiêm vào cơ thể các loại hormone tăng trưởng để chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ. Đây là liệu pháp được cho là tàn bạo dễ gây tử vong nhất cho bệnh nhân.

Nghiên cứu Tuskegee

Tuskegee là một nghiên cứu lâm sàng với khoảng 399 bệnh nhân người da đen Mỹ gốc Phi nghèo không có khả năng chữa trị được thực hiện từ năm 1932 tới năm 1972 ở Albama (Mỹ).

Thử nghiệm bệnh giang mai trên tình nguyện viên da màu

Thử nghiệm bệnh giang mai trên tình nguyện viên da màu

Một phần mục tiêu ban đầu của nghiên cứu là để xác định xem bệnh nhân khả quan hơn nếu điều trị bằng các biện pháp khắc phục độc hại. Tuy nhiên nghiên cứu này trở nên nổi tiếng bởi vì các bác sỹ không chữa trị cho những người bị bệnh giang mai mà chỉ quan sát xem bệnh này phát triển như thế nào.

Những người này không chữa trị bệnh mà chỉ nhận được bữa ăn miễn phí và bảo hiểm chôn cất trong trường hợp tử vong. Đến cuối nghiên cứu, chỉ có 74 người tham gia thử nghiệm còn sống.

Đinh Trang


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang