Phó Tổng giám đốc HoSE: 'Nữ giới muốn làm lãnh đạo phải vượt qua nhiều thứ hơn là nam giới'

author 10:31 08/03/2018

“Trong môi trường làm lãnh đạo doanh nghiệp thì nữ giới có những hạn chế nhất định, không phải lúc nào họ cũng có thể xông pha như nam giới được”, bà Trần Anh Đào nhận định.

Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, PV đã có buổi trò chuyện với bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), được biết đến là một trong những người gắn bó với thị trường chứng khoán từ những ngày đầu khởi thủy, để nghe bà chia sẻ về chuyện nghề cũng như quan điểm của bà về bình đẳng giới…

“Ln sân” chng khoán vì tò mò

Chào bà! Bà có th chia s cơ duyên đến vi th trường chng khoán?

Tôi học Khoa ngoại thương của Đại học Kinh tế TP.HCM. Sau khi ra trường năm 1997 tôi về đầu quân cho một công ty về xuất nhập khẩu và làm việc ở đây được một năm.

Lúc đó, sau một năm làm ở công ty xuất nhập khẩu thì tôi thấy là những gì mình học là xài hết rồi, nên băn khoăn là mình học được cái gì nữa đây. Vì thời điểm đó mới ra trường mà ham học lắm.

Khi đó đọc trên báo có thông tin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuyển dụng công chức để thành lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam và tôi đi nộp đơn để thi tuyển.

Khóa chúng tôi học là lứa đầu tiên được học về thị trường chứng khoán, do một người thầy cũng đi học ở nước ngoài về và thầy tự soạn bài giảng. Cho nên lúc đi học thì cũng chỉ được học về khái niệm với 45 tiết cho một môn đại cương thế nào thị trường chứng khoán, những khái niệm rất cơ bản.

Khi nộp đơn xin việc thì nghe thầy kể thấy ngành này là mới, tò mò là chính và cũng nghĩ rằng đây là cái mình có thể học thêm nhiều thứ nên quyết định xin việc vào làm ngành chứng khoán.

Thời đó thi tuyển cực kỳ cạnh tranh vì có rất nhiều người đăng ký. Tôi nhớ có tới 400-500 người nộp mà tuyển thì chỉ 23 người.

Thi cũng rất là khó. Thứ nhất là thi viết, đạt sẽ tới phần phỏng vấn. Tôi nhớ người phỏng vấn trực tiếp lúc đó là anh Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán. Phỏng vấn bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh mà nói thật lúc đó chỉ mới biết các thuật ngữ về chứng khoán bằng tiếng Anh một cách lõm bõm thôi. Sau đó tôi đậu và được đi làm.

Bà Trần Anh Đào, Phó TGĐ Sở GDCK TP.HCM.

Được làm công vic mi chc hn bà cm thy hng thú?

Thời gian đầu sốc đó bạn. Trước đó tôi làm cho công ty xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại, khi vào làm được vài tháng được áp dụng chính sách đặc cách là không phải qua thời gian thử việc 2 năm. Chỉ sau 1 tháng là bậc lương cũng được nâng lên ở mức mà bình thường phải mất 5 năm mới đạt được. Và khi qua bên này phải trở lại từ đầu.

Trước đó công ty tôi làm là xuất nhập khẩu là đầu mối xuất khẩu gạo nên có lương kinh doanh. Tôi không nhớ lương lúc đó ở công ty cũ nhưng đại loại chuyển qua chỗ mới thì lương còn được 1/10.

Tôi vào sở làm chính thức là vào tháng 8/1998. Thực ra lúc ấy khi vào làm là được học rất nhiều thứ, tự nhiên việc biết được nhiều thứ mới mẻ rất hấp dẫn.

Rồi thời điểm đó theo kế hoạch là sắp mở thị trường chứng khoán nên tôi suy nghĩ theo hướng tích cực là khi mở thị trường mọi thứ sẽ khác, lương cũng sẽ khác nên quyết định không nghỉ.

Ngày chính thức chạy thị trường là 20/7/2000. Tôi được tham gia vào đội chuẩn bị cho sự kiện này. Toàn bộ ê kíp lúc đấy được đi học. Bản thân tôi thấy mình được lợi hơn các bạn vào sau này là khi đó chúng tôi được học tất cả.

Lúc đó cực lắm, cái gì cũng phải tưởng tượng hết. Chúng tôi phải lên kịch bản, tự nghĩ ra kịch bản, công ty niêm yết, họ công bố thông tin gì, họ trả cổ tức ra sao… tất cả nghĩ ra và test với nhau.

Thực ra chúng tôi được cái là cuối năm 1999 hầu như lứa đầu tiên của sở được qua Hàn Quốc học tại Sở giao dịch chứng khoán nước này 3 tuần. Được làm việc trực tiếp ở các bộ  phận niêm yết của sở này cho nên được họ hướng dẫn mình các nghiệp vụ. Hồi đó Hàn Quốc hỗ trợ thị trường Việt Nam rất nhiều. Các đoàn của Hàn Quốc liên tục qua đào tạo các chuyên môn nghiệp vụ. Nói tưởng tượng thì cũng không hẳn mà dựa trên các vấn đề đã được học, các tình huống xảy ra thì về mình viết lại kịch bản để test lại.

Cực nhất lúc đó là các bạn bộ phận hệ thống giao dịch. Tiến hành thử nghiệm rất cực.

Bà có th chia s v mc quan trng là th trường chính thc khai trương?

Lúc đó là Ủy ban Chứng khoán cấp phép chứ không phải sở do đó việc cấp phép là ngoài Hà Nội. Ngày 28/7/2000 thì 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu. Lúc đó chỉ có một phiên khớp lệnh định kỳ kéo dài 1 tiếng. Một tuần có 3 phiên. Lúc mới mở, giao dịch trên thị trường một phiên đạt 1 tỷ đồng là chúng tôi ăn mừng rồi.

Theo bà, điu gì níu chân ch gn bó vi chng khoán cho đến nay?

Tôi còn có một mốc đáng nhớ khác là năm 2003 tôi đi học nước ngoài về. Lúc đó đấu tranh là đi hay ở lại với chứng khoán vì thị trường năm đó rất xấu, VN-Index xuống đáy. Những người vào cùng đợt với tôi đặc biệt là các bạn nam đi hết tại vì thị trường kém, thu nhập thấp mà các anh phải nuôi sống gia đình.

Lúc đó đi học nước ngoài về cũng nhiều chỗ mời. Nhưng phải nói rằng tôi nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ từ phía gia đình, từ chồng nên yên tâm tiếp tục công tác.

Và cũng may lúc đó “nhào” vào làm Trái phiếu Chính phủ có nhiều việc để làm, nên cảm thấy vui. Đến năm 2005 thị trường bắt đầu cổ phần hóa, cũng có nhiều cái mới. Nói chung tôi thích học và làm cái mới.

Sau đó tới 2006 thị trường tốt. Đến 2008, 2009 thị trường xấu nhưng cũng đã qua và “chịu” nhiều trận rồi nên tiếp tục chịu được. Thị trường luôn vận động. Tính mình không thích bị ù lì một chỗ. Như bộ phận của mình phụ trách hiện nay các vấn đề mới phát sinh liên tục, nó đòi hỏi mình phải liên tục học hỏi.

N gii mun làm lãnh đạo phi vượt qua nhiu th hơn là nam gii

Hôm nay là ngày 8/3, chúng ta thường hay nói v bình đẳng gii. Quan đim ca bà v vic n gii ngày càng đảm đương các v trí quan trng ngoài xã hi, nht là ti các doanh nghip?

Tại sở, phía đội ngũ lãnh đạo cao nhất thì nam nữ là 50 – 50. Lớp lãnh đạo cấp trung nữ có xu hướng nhiều hơn nam, còn về toàn bộ nhân viên thì cũng là tương đương nhau.

Về bình đẳng giới, Việt Nam mình đối với môi trường kinh doanh, học thuật hiện nay thì nữ bắt đầu vươn lên ngang hàng nam giới rồi. Và thực sự trong công ty niêm yết trên HoSE thì các công ty do nữ giới làm lãnh đạo có độ ổn định cao và được đánh giá cao từ nhà đầu tư.

Với Việt Nam trong công tác bình đẳng giới, khuyến khích nữ giới tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động kinh doanh, vấn đề đào tạo… nữ đều phát huy vai trò cao.

Theo bà, n gii làm lãnh đạo h gp nhng khó khăn gì?

Đương nhiên phải có khó khăn rồi. Nữ giới muốn làm lãnh đạo phải vượt qua nhiều thứ hơn là nam giới.

Trong môi trường làm lãnh đạo doanh nghiệp thì phải thường xuyên đi quan hệ ngoại giao thì nữ giới có những hạn chế nhất định, không phải lúc nào họ cũng có thể xông pha như nam giới được. Như việc phải thường xuyên đi công tác thì đối với sức khỏe của phụ nữ cũng không thể đảm bảo như nam giới. Hay việc các lãnh đạo phải đi họp trong nước lẫn nước ngoài sáng đi chiều về là chuyện bình thường, ở sở chẳng hạn không có lý do vì tôi là phụ nữ mà tôi được ưu tiên đâu. Ví dụ đi họp nước ngoài, 3- 4h sáng dậy đi ra sân bay để đi họp xong 8- 9h tối về là chuyện bình thường.

Nhưng theo bà n gii làm lãnh đạo li có nhng thun li gì?

Nữ giới mà làm lãnh đạo thì cũng có những thuận lợi. Do bản tính của người phụ nữ thứ nhất là cẩn thận, thứ hai là mềm dẻo. Hai đặc tính này rất là quan trọng dù trong quá trình kinh doanh có thể phụ nữ hơi chậm hơn nam giới trong việc ra quyết định một chút nhưng bù lại là tính ổn định.

Cái nữa là đối với bộ phận mà do nữ lãnh đạo, ví dụ trong nội bộ của sở những phòng do nữ lãnh đạo hay có những buổi gặp gỡ giao lưu nhân viên và gồm cả gia đình của họ nữa, tạo không khi giao lưu, gắn kết với nhau.

Bà có li chúc gì gi ti ch em ph n, nhng n doanh nhân, nhà đầu tư nhân dp này?

Phụ nữ bình an là quan trọng nhất nên tôi chúc phụ nữ chúng mình được bình an trong cuộc sống!

Xin cm ơn bà!

Theo DĐĐT

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang