Phú Yên: Thu giữ số lượng lớn sản phẩm vi phạm nhãn hàng hóa
Bộ Nông nghiệp gửi công điện khẩn yêu cầu Đồng Nai ngăn chặn gia cầm nhập lậu
Vương quốc Anh xây dựng dự thảo quy định về việc ghi nhãn thực phẩm
Quảng Bình: Thu giữ bộ máy phát điện nhập lậu trị giá 1,2 tỷ đồng
An Giang: Liên tiếp phát hiện, thu giữ lượng lớn hàng hóa nhập lậu
Hà Nội liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu
Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên) phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành dừng và khám phương tiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát 29C-XXXX do ông Đ.V.T, địa chỉ: Thôn Chiềng La, xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là người trực tiếp điều khiển phương tiện cũng là người quản lý hàng hóa do nhận thấy có dấu hiệu vi phạm.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 21 mục hàng bao gồm: 1.600 bì xúc xích các loại ; 3.600 bì thanh cua các loại ; 5.490 hộp kẹo các nhãn hiệu TANGXIADUO, SUAN LIU YUAN QI DAN, Deer DaDa, YiMuBai, Ringpop, LOLLIPOP; kẹo các loại, các hiệu DROPS CANDY MIX, Sour Ghost Sugar, TYUNHUAJIAN, YaYou, BAIJIA CANDY, WEILIYA 25.480 bì; kẹo các loại, các hiệu LOTTERY MACHINE, Mini phone Cand 1.248 cái; Bánh que socola hiệu DOYEN,1.200 bì. Tất cả đều không có nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo. Do đó, đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành tạm giữ để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cũng đã liên tiếp phát hiện các trường hợp vi phạm, đồng thời tiến hành thu giữ 18.500 sản phẩm hàng hóa lưu thông không có hóa đơn, chứng từ.
Trong đó, thu giữ 12.570 bộ bộ đồ trẻ em các loại nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. 2.500 sản phẩm kẹo các loại cùng số lượng lớn dép, áo thun và sơ mi nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt và 462 kg vải thun các loại không có nhãn hàng hóa.
Theo khoản 3, Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định: " hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".
Tiếp đó, khoản 1, Điều 10. Nghị định này quy định rõ: "nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa".
Duy Trinh (t/h)