Đại gia Việt và quá khứ cơ cực, nghèo khó, ăn cơm độn khoai sắn

authorHoàng Linh 20:58 17/09/2016

(VietQ.vn) - Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các đại gia Việt cũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ những nghèo khó, cơ cực.

Sự kiện: Đại gia tỷ phú

Ông Trần Trinh Trạch, cha của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy

Theo Vietnamnet, ông Trạch khoảng 10 tuổi đi làm công cho một gia đình điền chủ có quốc tịch Pháp. Hàng ngày, ông chăn trâu cắt cỏ làm lụng như một đày tớ để rồi được trả công bằng những chén cơm thừa canh cặn.

Cuộc sống lam lũ như thế dần trôi được 2 năm. Đến năm 1881, chính quyền thực dân Pháp ra một quyết định, con những người Tây gốc Việt phải đọc và nói được tiếng Pháp. Trường dạy tiếng Pháp được mở ra nhưng con ông điền chủ lại không mặn mòi với việc học. Ông điền chủ gọi ông Trạch lên đưa cho ông mấy bộ đồ mới tinh bảo ông mặc vào và đi học thay cậu chủ. Công việc chăn trâu giao cho người khác. Ông tư chất thông minh hơn người nên học rất giỏi, đọc và nói trôi chảy tiếng Pháp. Ông tốt nghiệp primaire (tiểu học) và sau đó, ông trở thành công chức của tòa hành chánh tỉnh Bạc Liêu.

Sau đó, ông kết hôn với bà Phan Thị Muối là con gái thứ tư của bá hộ Phan Hộ Biết, người có nhiều ruộng nhất trong vùng và được mệnh danh là vua lúa gạo Nam kỳ.

Thầy ký Trạch xin thôi việc ờ tòa hành chánh tỉnh trở về làm địa chủ. Ông tiếp tục mua thêm nhiều ruộng đất và lấn sang lãnh vực ruộng muối. Theo tài liệu để lại, toàn tỉnh Bạc Liêu có 13 sở muối thì trong tay ông Trạch đã có tới 11 sở. Nhờ vào tài trí hơn người, vào thập niên 1920 -1930, ông Trạch trở thành người giàu có nhất vùng khi sở hữu diện tích khoảng 200.000ha ruộng ngọt và mặn.

Bầu Đức - cậu bé chăn trâu với bữa cơm chẳng đủ no phải độn khoai độn sắn

Người ta biết đến bầu Đức bởi Hoàng Anh Gia Lai, bởi chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak Senamuang, bởi phi cơ riêng hay danh hiệu người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2008... nhưng ít ai biết một Đoàn Nguyên Đức từng hàng ngày chăn trâu trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định; từng ăn những bữa cơm chẳng đủ no phải độn khoai độn sắn.

Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962 trong một gia đình nghèo 9 anh em tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Kinh tế cả gia đình đều phụ thuộc vào sào ruộng, cuộc sống cơ cực khiến cậu bé chăn trâu Đoàn Nguyên Đức năm ấy khao khát được đổi đời, bước chân ra khỏi cái bần hàn của ruộng lúa, cơm khoai.

Năm 1982, học hết lớp 12 cậu xin phép mẹ vào TP HCM thực hiện ước mơ từ thủa thơ ấu. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học.. Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Nhưng dù cố gắng đến mấy, cả 4 lần đi thi cánh cửa Đại học đều đóng chặt.

Năm 1990, Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác.

Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá. Công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào năm 2008 với mã HAG. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010 tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.

Ông trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008.

“Thằng nhỏ” Trầm Bê quanh năm chỉ 1 bộ đồ dính da 

Theo VTC, trước khi trở thành đại gia quyền lực trong giới ngân hàng, ông Trầm Bê từng trải qua một tuổi thơ cơ cực bao cậu bé quê mùa nào khác.

Ông sinh ra và lớn lên tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Những người lớn tuổi đang sống ở Trà Cú ngày nay đều biết chuyện ổng nuôi từng con gà, con heo... đợi lớn mang ra chợ bán, kiếm tiền nuôi ba má. Quanh năm chỉ có một bộ đồ dính da.

Tuổi thơ nghèo khó của đại gia Trầm Bê cũng được ông Thạch Song Sơn – nguyên Đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa X, nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

"Tôi biết Trầm Bê có được ngày hôm nay, là cả một quá trình phấn đấu gian khổ. Theo tôi biết, Trầm Bê từng phải đi ở đợ cho hào phú, sáng sáng dắt bầy trâu ra đồng... Chở củi mướn. Có lần, đang chở củi cho người ta, gặp sóng to, gió lớn, chìm xuồng tưởng chết. Cực khổ trăm bề, khi thành đại gia, Trầm Bê vẫn không quên nguồn cội nghèo khó của mình, luôn hướng về quê hương.

Hai người được đại gia Trầm Bê nhớ ơn, đó là bà Hai Phiến, cô ruột của anh Mười và cô giáo Giàu, người đã dạy ông Trầm Bê những con chữ đầu tiên.

Chuyện những người tậu biệt thự nhờ bán xôi, trà đá, bún đậu...vỉa hè(VietQ.vn) - Những gánh hàng nhỏ và có phần sơ sài trên vỉa hè, ít ai biết có thể làm giàu từ kinh doanh vỉa hè đem lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Mới 8 tuổi, cậu bé Trầm Bê ở đợ nhà bà Hai Phiến và giao chăn đàn vịt tàu. Tuổi thơ hiếu động, mải chơi mà cậu quên chăn vịt. Đến lúc sực nhớ, đàn vịt tàu hơn trăm con đã “tràn” sang một cánh đồng lúa chín gần đó, phá nát một khoảnh lớn. Nhìn đàn vịt mổ, rỉa lúa, cậu chỉ biết đứng khóc ròng, sợ hãi… Nghĩ là chủ ruộng sẽ mắng bà Hai Phiến và đánh đòn cậu, Trầm Bê đã bỏ trốn, không dám về nhà.

Ít ngày sau, bà Hai Phiến nhắn cho một người bạn của cậu: “Chuyện lỡ rồi, dì Hai đã đền bồi thiệt hại cho người ta. Trầm Bê đang ở đâu, cứ đi về, dì Hai không đánh đòn và la mắng gì đâu”. Và cậu bé Trầm Bê đã quay về, tiếp tục công việc chăn vịt của mình.

Người thứ hai có ấn tượng sâu đậm trong ký ức của đại gia Trầm Bê là cô giáo Giàu, người đã dạy cho cho cậu bé Trầm Bê thuở ở đợ,… những con chữ đầu tiên. Nhà nghèo nên Trầm Bê không thể đến trường, cô giáo Giàu thấy Trầm Bê hay đứng ngoài cửa lớp xem các bạn học nên đã động lòng, cho cậu vào lớp ngồi và dạy dỗ. Vừa đi làm vừa phải đi học nên cậu học thất thường.

Anh Mười, người sống gần nhà cô giáo Giàu cho biết: “Cô Giàu thương ông Bê lắm. Ngày đó ông Bê nghèo quá đỗi, đi chưn đất, quần áo rách nát, có một bộ mặc hoài. Được cái ổng sáng dạ nên cô dạy vài lần là ổng nhớ mặt chữ. Học được vài năm, ổng theo má lên Sài Gòn mần mướn….”

Khi Trầm Bê lên Sài Gòn lập nghiệp không có tiền đi xe, hai má con của ông phải năn nỉ một chủ xe đò, cho quá giang. Lên đến Sài Gòn, cậu bé Trầm Bê đến ở đợ tiếp cho một nhà giàu, năm đó ông khoảng chừng 13 tuổi. Lớn lên một chút, ông đi làm bốc vát ở một nhà máy bột mì, “bán” sức khỏe kiếm tiền nuôi mẹ.

Khi trở nên giàu có, ông đã bỏ tiền ra xây dựng chợ Hàm Giang, biến đổi hàng trăm con đường đất ở Trà Vinh thành những con đường nhựa khang trang, xây nhiều trường học, cất hàng ngàn ngôi nhà cho bà con nghèo.

Bà Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Diệp Bạch Dương

Bà cũng là một nữ doanh nhân đi lên từ củ khoai củ sắn. Theo Người đưa tin, bà Dương Thị Bạch Diệp sinh ra tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định nhưng năm 1954 bà là một trong số con em cán bộ miền Nam được chọn ra miền Bắc học tập. Sau này, bà lấy chồng và sinh con ở miền Bắc, trong cái đói khủng khiếp, nhà không có gạo, phải ăn củ sắn, khoai lang thay cơm.Thời bao cấp, bà đã có nhiều năm tiếp cận nghề buôn bán kinh doanh trong khối doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1971, bà tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và về công tác tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng. Đầu năm 1975, bà phải rời miền Bắc, rời gia đình để đi B với nhiệm vụ theo tàu biển chở vũ khí, súng đạn và một số nhu yếu phẩm chuẩn bị cho chiến trường miền Nam.

Sau giải phóng, bà Bạch Diệp đoàn tụ với gia đình ở miền Nam nhưng phải đối diện với hàng loạt sóng gió trong cuộc đời kinh doanh, thuyên chuyển công tác nhiều lần. Đến đầu những năm 80, bà xin nghỉ chế độ chính sách. Lúc đó, tài sản của gia đình bà chỉ có vài vật dụng cũ cùng căn hộ chung cư ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Năm 1984, bà bén duyên với ngành kinh doanh bất động sản, bắt đầu bằng việc sửa sang và bàn lại căn hộ của chính mình và vẫn kinh doanh lĩnh vực này đến tận bây giờ.

Hoàng Linh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang