Quảng Bình: Thu giữ trên 2.300 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
Hai phiên bản Mercedes GLC 2023 mới nhất sở hữu công nghệ hiện đại cùng khoang nội thất thể thao
Những công ty đa cấp tại Hà Nội và TP.HCM sắp bị thanh tra
Cảnh báo TPBVSK NMN Quatro liquid 15000 vi phạm quy định về quảng cáo
Vừa qua, tại Km 684 trên tuyến đường tránh lũ Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), Đội QLTT số 7 (Cục QLTT tỉnh Quảng Bình) phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Quảng Bình) tiến hành dừng xe ô tô tải mang biển kiểm soát 17C-048.09, do ông Trần Văn Thìn (địa chỉ phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) điều khiển, đang lưu thông theo hướng từ Nam ra Bắc để tiến hành kiểm tra theo thủ tục hành chính.
Qua kiểm tra, lực lượng QLTT phát hiện trên xe vận chuyển 2.350 chiếc mũ rộng vành, mũ lưỡi trai các loại. Trên sản phẩm, có gắn các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam như Christian Dior, DIOR, CHANEL, LOUIS VUITTON, GUCCI, Adidas, NIKE, BALENCIAGA, NEW YORK YANKEES (NY), BOSS, Puma...
Đội QLTT số 7 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Toàn bộ 2.350 chiếc mũ rộng vành, mũ lưỡi trai các loại là hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nói trên. Trị giá lô hàng, ước tính khoảng 100 triệu đồng.
Đội QLTT số 7 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ và tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, theo điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hay nói cách khác, hàng hóa này đã được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ. Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
Bảo Linh (t/h)