Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc
Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển số xe
An Giang: Xử lý 5 công ty vi phạm về quy chuẩn kỹ thuật, phân bón giả giá trị sử dụng
Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ mới từ 2025
Theo đó, đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 4 làn xe chạy (2 làn xe cho mỗi chiều); có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,0m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,0m trở lên; hầm; đoạn có bố trí làn tăng, giảm tốc hoặc làn phụ leo dốc).
Các công trình, hạng mục công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Đường gom hoặc đường bên; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; công trình kiểm soát tải trọng xe; hàng rào bảo vệ và các công trình khác của đường bộ cao tốc.
Ảnh minh họa.
Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường hoặc được bố trí trên hai nền đường riêng biệt đối với hai chiều xe chạy. Số làn xe chạy được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, nhưng không ít hơn 2 làn xe cho mỗi chiều. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50m đối với đường cấp 80 (gồm các đoạn được thiết kế với tốc độ 60km/h). Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50m đối với đường cấp 80 (gồm các đoạn được thiết kế với tốc độ 60km/h.
Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120km/h. Tốc độ tối đa cho phép và tốc độ thiết kế không được chênh nhau quá 20km/h; tốc độ tối đa cho phép của 2 đoạn tuyến liên tiếp không được chênh nhau quá 20km/h.
Hà My