Sách giáo khoa mới sẽ ít môn hơn
Trao đổi sáng nay, 7/9 với PV Chất lượng Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đơn vị tham gia đề án làm sách giáo khoa mới đã cho biết như vậy.
Sách giáo khoa mới sẽ tăng tính sáng tạo cho học sinh hơn, tránh cách học "dập khuôn". |
Theo bà Hồng, hiện nay, các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đã tích hợp nhiều môn học (ví dụ Lý, Hóa, Sinh…thành Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội…). Bằng cách này sẽ giảm tải chương trình học, số lượng sách giáo khoa giảm đi, tránh được trùng lặp trong chương trình...
Mặt khác, nội dung sách sẽ thiên về thực tế, ứng dụng, thực hành…nên sẽ kích thích trí tò mò, ham hiểu biết, gây hứng thú cho người học.
Dự kiến cuối 2012, việc đánh giá những hạn chế về sách giáo khoa cũ sẽ được thông qua và Viện Khoa học Giáo dục Việt
Tuy nhiên, theo bà Hồng, điều này có thể vấp phải nhiều phản biện của các nhà giáo lâu năm, vì họ đã quen với các cuốn sách như Lý, Hóa, Sinh, Sử…
Còn GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, để làm sách giáo khoa mới, phải có những “tổng công trình sư”, biết bao quát chương trình môn học từ lớp 1 đến lớp 12, phải xác định giáo dục phổ thông học 10 năm hay 12 năm, có tiến hành phân ban nữa hay không?...
Hiện nay, theo các chuyên gia giáo dục, sách giáo khoa hiện nay của chúng ta đã được biên soạn “cắt khúc”, không có người bao quát toàn bộ chương trình, việc thẩm định chương trình còn có hiện tượng nể nang nhau.
Dự kiến, sách giáo khoa mới sẽ ghi tên những người tham gia thẩm định chương trình, để “buộc” trách nhiệm của họ vào sản phẩm giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng này.
Hoàng Tuân