Sốc với hình ảnh hạt giống đầu tiên nảy mầm trên mặt trăng

author 15:28 16/01/2019

(VietQ.vn) - Theo The Guardian, các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố một trong những hạt giống được tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga-4 (Chang'e 4) mà nước này đưa lên mặt trăng đã nảy mầm. Đây cũng là hạt giống đầu tiên nảy mầm trên hành tinh này.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết, các nhiệm vụ khoa học của Hằng Nga 4 bao gồm: quan sát thiên văn vô tuyến tần số thấp, khảo sát địa hình và địa chất, phát hiện thành phần khoáng vật và cấu trúc bề mặt mặt trăng, đo bức xạ neutron và nguyên tử trung tính để nghiên cứu môi trường ở vùng tối của mặt trăng.

Tàu Hằng Nga-4 cũng được trang bị các thiết bị do các nhà khoa học Trung Quốc, Thụy Điển và Đức phát triển để nghiên cứu môi trường mặt trăng, bức xạ vũ trụ và sự tương tác giữa gió mặt trời với bề mặt mặt trăng. Tàu đã thả một robot có tên Thỏ Ngọc-2 để thực hiện các thí nghiệm trong miệng núi lửa Von Kármán.

Ngày 3/1/2019, sau khi đáp xuống phần tối của mặt trăng, tàu Hằng Nga-4 cũng ngay lập tức tiến hành thí nghiệm sinh quyển đầu tiên trên đây. Ngày 4/1, CNSA công bố một bức ảnh chụp lại khoảnh khắc bộ phận di chuyển để thăm dò có tên gọi Thỏ Ngọc 2 rời tàu Hằng Nga 4.

Trên đường đi, Hằng Nga 4 mang theo các loại hạt như: hạt bông, giấm nho, khoai tây và cải, cũng như trứng ruồi giấm và men bia. Tất cả đều được bảo quản trong điều kiện “ngủ đông nhân tạo”, được đặt trong hộp chứa cao 18 cm với đủ không khí, nước và đất - tạo thành một sinh quyển mini. Đây là những loại hạt giống thuộc nhóm thực vật có thể sống sót trong môi trường khép kín và tương đối khắc nghiệt.

Hình ảnh hạt giống mang từ Trái Đất đã nảy mầm. Ảnh: The Guardian 

Các hình ảnh được công bố ngày 15/1 cho thấy, hạt bông đã nảy mầm trong "sinh quyển mặt trăng mini" do các nhà khoa học Đại học Trùng Khánh thiết kế. Giáo sư Xie Gengxin cũng là nhà thiết kế trưởng của thí nghiệm cho biết hạt bông được ươm trong một thùng chứa làm bằng hợp kim nhôm đặc biệt, cao 19,8 cm, đường kính 17,3 cm, nặng 2,6 kg, bên trong giữ nước, đất, không khí, hệ thống kiểm soát nhiệt và 2 máy ảnh nhỏ.

Bên trong "sinh quyển" này là các hạt bông, cải dầu, khoai tây và arabidopsis (một loài cây hoa nhỏ họ mù tạt), cùng trứng ruồi giấm và men nấm. Hơn 170 bức ảnh đã được 2 máy ảnh chụp và gửi về cho thấy một mầm bông đã nảy mầm và đang phát triển, trong khi các hạt giống khác chưa có dấu hiệu sinh trưởng.

Việc tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đáp xuống phần tối của mặt trăng (là nửa mặt trăng không bao giờ nhìn thấy được từ Trái Đất) đã đánh dấu bước tiến lớn của nước này trên con đường chinh phục vũ trụ và là sự kiện đi vào lịch sử vũ trụ thế giới, trong đó lần đầu tiên một tàu thăm dò đáp xuống phần tối của hành tinh này. Ông Fred Watson, nhà thiên văn học lớn của Đài thiên văn Úc cho biết: “Đây là một tiến triển tốt. Nó cho thấy có thể sẽ không có những vấn đề bất khả thi đối với phi hành gia trong tương lai, để trồng trọt trên mặt trăng trong một môi trường kiểm soát”.

Giáo sư Xie Gengxin, người chịu trách nhiệm cho thí nghiệm trồng hạt giống trên mặt trăng cho biết: “Tìm hiểu sự phát triển của các loài thực vật trong môi trường trọng lực thấp sẽ cho phép chúng ta đặt nền móng đầu tiên của việc xây dựng những căn cứ không gian trong tương lai”.

Bảo Lâm (Theo The Guardian)

 

Đài thiên văn Hòa Lạc có thể quan sát vật thể cách Mặt trăng 1km có gì đặc biệt?(VietQ.vn) - Đài thiên văn Hòa Lạc có thể quan sát vật thể cách Mặt trăng khoảng 1km của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ đưa vào vận hành.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang