Sử dụng điện thoại thông minh không đúng cách: Tác hại khôn lường
Quản lý chất lượng sản xuất – Quản lý chất lượng phòng sạch và khí nén
Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Công tác Công đoàn năm 2024
Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Trước đó, một bác sĩ ở Brest, Pháp đã phát động chiến dịch nhằm kêu gọi mọi người bỏ điện thoại thông minh xuống. Thử thách được thực hiện giữa một nhóm tự chọn đã sẵn sàng giảm thời gian họ sử dụng điện thoại.
Tuy nhiên, Yannick Gullodo - một bác sĩ thể thao của Trung tâm Bệnh viện Đại học Brest (CHU) cho biết, khoảng 3/4 trong số gần 500 người tham gia mà họ khảo sát không thể giảm thời gian sử dụng điện thoại xuống một giờ mỗi ngày. Nhưng 9 trong số 10 người thành công đều hoạt động thể chất nhiều hơn. Gần đây, Yannick Gullodo viết một cuốn sách xuất bản bằng tiếng Pháp với tựa đề “Điện thoại thông minh đe dọa sức khỏe thể chất”, cảnh báo rằng điện thoại không chỉ khó đặt xuống mà chúng còn khiến con người ít vận động hơn.
“Ban đầu tôi quan tâm đến mối quan hệ giữa số lượng điện thoại thông minh và lối sống ít vận động. Bởi vì khi nhìn vào điện thoại thông minh, chúng ta đang ngồi trên ghế sofa hoặc trên giường” - Yannick nói với Euronews Health. Ông nói thêm: “Nếu tôi dành thêm một giờ sử dụng điện thoại thông minh, tôi sẽ dành thêm một giờ nữa để ngồi. Và trên cơ sở đó, chúng tôi có những nghiên cứu chỉ ra rằng lối sống ít vận động là yếu tố nguy cơ rõ ràng đối với các bệnh mãn tính, được gọi là bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim, một số bệnh ung thư...”.
Hiện nay, sử dụng điện thoại thông minh đã trở thành thói quen phổ biến của cộng đồng. Trẻ em, thậm chí một vài tuổi cũng được phụ huynh cho dùng điện thoại. Sự bùng nổ công nghệ mang lại nhều lợi ích nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Các chuyên gia cho thấy dùng điện thoại sai cách sẽ ảnh hưởng xấu đến cả thể chất và tâm lý. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn dành thêm một giờ sử dụng điện thoại thông minh, bạn sẽ dành thêm một giờ nữa để ngồi.
Tác hại về mắt
Khi bạn chăm chăm vào điện thoại thông minh bạn thường ngó lơ việc bảo vệ đôi mắt. Những tác động xấu lên mắt có thể do: Nhìn quá lâu vào màn hình điện thoại; Nằm xem điện thoại; Xem điện thoại ở nơi thiếu ánh sáng, trong bóng tối.
Các vấn đề về mắt thường gặp là: Khô mắt, Mỏi mắt, Mờ mắt hoặc đỏ mắt, Tật cận thị, loạn thị.
Những vấn đề trên có thể dẫn đến giảm thị lực mắt trầm trọng. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em.
Gây mất ngủ
Chúng ta thường có thói quen lướt facebook, đọc báo… bằng điện thoại trước khi đi ngủ. Điều này có thể mang lại niềm vui cho bạn. Nhưng nó đặc biệt có hại cho cơ thể mà là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất.
Bởi vì, màn hình điện thoại phát ra ánh sáng xanh, gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin ở não. Đây là chất điều hòa giấc ngủ của cơ thể, từ đó, giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể bị phá vỡ.
Vì vậy, thay vì lướt điện thoại trước khi ngủ hãy đọc một cuốn sách nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp ngủ ngon hơn mà còn mở mang kiến thức.
Những vấn đề về da, viêm nhiễm
Màn hình điện thoại thông minh chứa rất nhiều vi khuẩn. Theo các chuyên gia, vi khuẩn trên màn hình điên thoại còn nhiều gấp 20 lần nắp thành toilet. Việc để tay không tiếp xúc với điện thoại rồi chạm lên da, cầm nắm thức ăn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm.
Rối loạn hành vi, suy giảm trí nhớ
Trẻ em dùng nhiều thời gian cho điện thoại dễ mắc chứng rối loạn khó tập trung hoặc hiếu động thái quá. Đặc biệt, những nội dung trên điện thoại nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ. Những nội dung bạo lực, gây hấn, đả kích… có thể khiến trẻ thay đổi hành vi, tính cách.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên không nên sử dụng điện thoại vào ban đêm vì mắt cần được nghỉ ngơi vào thời điểm này. Tuy nhiên, nếu bắt buộc dùng điện thoại bạn không nên nằm nghiêng khi sử dụng, điều này không chỉ khiến bạn mỏi cổ, mỏi vai dẫn đến khó ngủ mà sau thời gian gây lực nén và dẫn đến sự sai lệch về thị lực giữa 2 mắt, làm tắc nghẽn sự lưu thông tuần hoàn dịch thể trong mắt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tăng nhãn áp và gây mù lòa. Do đó, nằm ngửa là cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại, dùng chăn hoặc gối kê phần khuỷu để không bị mỏi.
Thanh Hiền (t/h)