Chú trọng yếu tố lao động và công nghệ để tăng năng suất ngành may

author 14:57 06/08/2015

(VietQ.vn) - Lao động chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất tác động tới năng suất cần đảm bảo nguồn nhân lực song song với việc tập trung phát triển công nghệ trong ngành may mặc.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu của niên giám thống kê năm 2012, toàn ngành có gần 7.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên năng suất chất lượng ngành may Việt Nam vẫn còn thấp so với mặt bằng chung khiến doanh nghiệp phải tìm cách để tăng năng suất.

Theo Viện Năng suất Việt Nam, tình trạng chung của các doanh nghiệp may là năng suất thấp, hàng lỗi hỏng trên công đoạn cao, các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do các cán bộ quản lý sản xuất của các doanh nghiệp may chưa được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ về công tác quản trị sản xuất, việc áp dụng các công cụ như ISO 9001, SA8000… ở mức độ thấp. Dù gặp khó khăn nhưng tiềm năng về nâng cao năng suất cho các đơn vị sản xuất hàng may mặc vẫn còn rất nhiều.

Để tăng năng suất lao động không chỉ cần công nghệ mà còn cần bản thân người lao động

Để tăng năng suất lao động không chỉ cần công nghệ mà còn cần bản thân người lao động

Cụ thể, cần chuẩn hóa công nghệ, máy móc thiết bị. Đầu tư thay thế máy móc thiết bị quá cũ, lạc hậu. Cải tiến các thiết bị sẵn có để sản xuất những mặt hàng phù hợp; Bộ phận bảo trì thiết bị có tay nghề, thiết bị phụ tùng sẵn có để thay thế; Cải tiến công tác tính toán định mức kinh tế kỹ thuật; Cải tiến các quy trình công nghệ: cắt, may nẹp, dập khuy,...

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư mới hoặc hoàn thiện các phần mềm quản lý sẵn có (từ đơn hàng cho tới khi xuất xưởng bao gồm việc quản lý cả nguyên phụ liệu) và các phần mềm thiết kế sản phẩm như: Lectra, Gerber, Optitex,... Đồng thời, áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn về quản lý như: ISO 9001, ISO 14001, SA8000, WRAP, ISO/IEC 17025, ISO 50001, ISO 26000,… Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và phương pháp thử của châu Âu (EN), của Mỹ (ASTM, AATCC), của Nhật Bản (JIS) hay tiêu chuẩn quốc tế ISO,…

Chia sẻ ý kiến về việc năng suất chất lượng ngành dệt may thấp, bà Nguyễn Thanh Ngân, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, lao động chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất tác động tới năng suất cần đảm bảo nguồn nhân lực song song với phát triển công nghệ. Yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất đó là nâng cao nguồn nhân lực, đời sống công nhân... Chính bởi vậy, ngành đã lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-  2015, đây sẽ là giai đoạn cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, đời sống văn hóa tinh thần và thu nhập cho người lao động.

Phương Khanh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang