Tăng trưởng của kinh tế số năm 2024
Ngành Công Thương đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô
Kinh hoàng xưởng sản xuất bim bim siêu bẩn ở Hà Nội có xác chuột chết, vi phạm an toàn thực phẩm
Thúc đẩy giải pháp phát triển năng lượng sạch, đáp ứng nền kinh tế xanh tại Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về chính sách đổi mới công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm trong bối cảnh CMCN 4.0 và bài học cho Việt Nam
Bình quân giai đoạn 2021-2024, tăng trưởng kinh tế số ước đạt 8,7%, trong đó khu vực dịch vụ luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình cả giai đoạn tăng 9,7%; khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 7,1%.
Kinh tế số là được hiểu đó là nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng…) mà công nghệ số được áp dụng.
Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận,… cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng.
Nếu xét ở tầm vĩ mô hơn thì kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu và tạo ra các giá trị về kinh tế lớn thúc đẩy phát triển đất nước.
Kinh tế số tại Việt Nam đang tăng trưởng ấn tượng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và công nghệ kỹ thuật số mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Tính đến cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số. Quan trọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu,Việt Nam đã dần làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, một bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của quốc gia.
Nhìn chung kinh tế số ngày càng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc xây dựng một nền kinh tế số mạnh mẽ không chỉ giúp các quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Chính phủ cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ thông qua chiến lược chuyển đổi số quốc gia, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ và phát triển hạ tầng số. Điều này thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số ở Việt Nam.
Nam Dương