Tất tần tật thông tin về đường hóa học Cyclamate có trong ô mai Hồng Lam

author 20:45 02/02/2016

(VietQ.vn) - Sodium Cyclamate, gọi tắt Cyclamate, là một chất làm ngọt, màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, có thể tạo vị ngọt gấp 30 - 50 lần đường mía.

Sự kiện: Hóa chất trong thực phẩm

Theo tin tức từ VTC News, trong một bài báo đăng ngày 17/5/1989 trên tờ Washington Post, tác giả Malcolm Gladwell đã đề cập đến nghiên cứu của các nhà khoa học về việc sử dụng đường hóa học Cyclamate: phá hủy nhiễm sắc thể của những tế bào trong phòng thí nghiệm, gây huyết áp cao và teo tinh hoàn ở chuột.

Trong một bài viết có tên “Giới thiệu về kỹ thuật thí nghiệm hữu cơ” của tác giả Donald L.Pavia và một số nhà nghiên cứu khác cho biết, trong những năm 1970, một chất chuyển hóa của Cyclamate là Cyclohexylamine gây ra một số nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư.
Thậm chí theo trang web "Cameochemistry" chuyên về nghiên cứu hóa chất ở Anh cho biết, chất Cyclamate là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ hội chứng đao ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng hành vi của trẻ em khi phụ nữ có thai tiếp xúc với Cyclamate. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây tiêu chảy, kích thích da, mắt và đường hô hấp.

Sodium Cyclamate, gọi tắt Cyclamate, là một chất làm ngọtSodium Cyclamate, gọi tắt Cyclamate, là một chất làm ngọt

Năm 1969, các nhà nghiên cứu ở Mỹ tiếp tục thực hiện trộn Cyclamate với Sarcharin tỷ lệ 10:1 cho chuột ăn thì thấy chuột trong thí nghiệm có dấu hiệu ung thư bàng quang.  Kết quả cho thấy, 8 trong số 240 con chuột ăn hỗn hợp này (tương đương với một người uống 350 lon nước ngọt ăn kiêng/ngày) làm phát triển ung thư bàng quang.

Ngày 18/10/1969, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra lệnh cấm sử dụng chất Cyclamate. Năm 1985, Viện Hàn lâm và Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận, Cyclamate thúc đẩy sự phát triển các khối u khi nó kết hợp với các chất gây ung thư. 

Ở châu Á, Nhật Bản và Malaysia đã nghiêm cấm dùng chất Cyclamate. Philippines cũng đã cấm loại đường có tên tiếng Anh là "Magic" thuộc nhánh của Cyclamate. Theo quy định được Ủy ban về phụ gia thực phẩm (JEFCA) thuộc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đưa ra, lượng Cyclamate được ăn hàng ngày là 0-11mg/kg thể trọng, nhưng tới năm 2001, mức này được điều chỉnh thành 0-7mg/kg thể trọng.
Mức sử dụng Cyclamate lớn nhất trong đồ uống của châu Âu là 250mg/l. Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu (SCF) khuyến nghị, liều sử dụng hàng ngày trên cơ thể người là dưới 7mg/kg thể trọng. Chất này cũng được khuyến cáo sử dụng trong giới hạn cho phép ở Anh theo quy định sử dụng chất tạo ngọt của Liên minh Châu Âu năm 1991. Hiện nay, có khoảng 55 nước đang cho phép sử dụng Cyclamate. 
Tháng 5/2013, Cục Quản lý An toàn Thực phẩm Việt Nam đã cho phép đưa cyclamate vào danh sách dùng trong thực phẩm. Tức là phụ gia này trước đây bị cấm, nay lại được cho sử dụng.
Cyclamate được dùng ở 2 dạng muối natri (sodium cyclamate)và canxi (calcium cyclamate). Đây là đường hóa học hay chất ngọt nhân tạo. Xem trên mạng ta thấy thông tinvề cyclamate khá nhiều, chia ra làm hai loại: loại thông tin xem cyclamate làkẻ “tội đồ” phải cấm dùng vì có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhưng cũng không ít thông tin bênh vực cyclamate.
Loại bênh vực cho rằng: “Tùy ở từng quốcgia, cyclamate được sử dụng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường hoặc tạo ngọtkhông sinh năng lượng trong các thực phẩm cho người ăn kiêng. Theo tài liệuchúng tôi thu thập được, hiện có 44 quốc gia (có thông tin có đến 55 quốc gia)cho phép sử dụng cyclamate làm phụ gia thực phẩm... Theo các nghiên cứu về độcchất học của cyclamate, chất này an toàn đối với người sử dụng”.
Tuy nhiên, Anh quốc và nhiều nước khác cũng cấm dùng vì nghiên cứu cho thấy chất chuyển hóa của cyclamate trong cơ thể là cyclohexylamine có thể gâyung thư. Tuy nhiên, chất này hiện vẫn được nhiều quốc gia khác sử dụng trongchế biến thực phẩm và làm chất tạo ngọt dùng để đánh lừa cảm giác thèm đường của bệnh nhân đái tháo đường hoặc bị béo phì phải ăn kiêng. Ở nước ta, trongthời gian dài cyclamate cũng nằm trong danh mục cấm sử dụng.

Rõ ràng với rừng thông tin như thế làm cho người dân cảm thấy hoang mang, không biết nên theo xu hướng nào cho phải lẽ. Nếu Cục Quản lý An toàn Thực phẩm nước ta cho phép đưa cyclamate vào danh sách dùng trong thựcphẩm thì có nghĩa cơ quan chức năng đã có đủ chứng cứ khoa học để chấp nhận sử dụng chất phụ gia trước đây bị cấm này, báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin. 

Mỹ Linh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang