Tây Ninh: Phát hiện nhiều hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu nổi tiếng

author 06:04 21/07/2022

(VietQ.vn) - Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 6 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu “HONDA”.

Nhằm tiếp tục thực hiện Công văn số 814/CQLTT-NVTH ngày 23/6/2022 về việc kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phụ tùng, nhớt máy giả mạo nhãn hiệu “HONDA” và logo “Hình cánh chim” Công ty Honda Motor (Nhật Bản) của Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh, mới đây, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành kiểm tra đột xuất 06 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn TP.Tây Ninh và thị xã Hòa Thành. Đoàn kiểm tra phát hiện 06 hộ kinh doanh đang bày bán 119 đơn vị sản phẩm là phụ tùng xe máy nhãn hiệu “HONDA” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu gồm 64 cái mặt nạ, 16 cái dây ga, 22 nắp chụp bugi, 07 bộ buồng lửa, 10 nắp xi nhan sau.

Số phụ tùng giả nhãn hiệu "HONDA" bị tạm giữ.

Đoàn kiểm tra Đội Quản lý Thị trường số 4 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên. Để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật, Đội đã gửi hình ảnh và mẫu tang vật để đại diện pháp luật của nhãn hiệu HONDA tại Việt Nam xác định theo quy định.

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) và Nghị định 98/2020/NĐ-CP, tùy theo tính chất, mức độ người có hành vi kinh doanh các mặt hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại điều 214 của Luật sở hữu trí tuệ, theo đó:

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như:

Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu; phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Buộc tiêu huỷ, phân phối, đưa vào sử dụng (bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu và phương tiện sản xuất) không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Xử phạt hình sự hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Bảo Linh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang