Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tọa An và Viên bào ngư Calichi
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hạ Khiết Vương vi phạm quy định quảng cáo
Cần chế tài mạnh xử lý người bán hàng quảng cáo sai công dụng sản phẩm Bứa Sbody Slim
Bằng mọi cách phải chấm dứt các quảng cáo 'bẩn' trên không gian mạng
Cụ thể, trong thời gian vừa qua, Cục an toàn thực phẩm phát hiện trên website/đường link: https://nhathuoclongchau.com/thuc-pham-chuc-nang/toa-an-hop-60vien-18361.html... đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tọa An, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bào Ngư Calichi gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Được biết, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tọa An và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Bào Ngư Calichi do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Gpharm, địa chỉ trụ sở chính: số 193 đường Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Hai sản phẩm TPBVSK bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo vi phạm quy định quảng cáo
Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kỳ, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo “nổ” vi phạm quy định. Với những trường hợp như vậy, Cục An toàn thực phẩm đăng tải thông tin công khai, khuyến cáo người tiêu dùng trong khi cơ quan chức năng đang xử lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên mạng xã hội dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh nọ bệnh kia hoàn toàn sai sự thật, tuyệt đối không mua. Các sản phẩm được quảng cáo tràn lan và “thổi phồng” như thuốc chữa bệnh hiện nay như: sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan..., thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân, rất nguy hiểm.
Cục Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần phải lưu ý rằng đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Trước khi sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.
Trước đó, Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào hành vi như: Quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định...
Bảo Linh