Thực hư về dược liệu có thể phòng ngừa COVID-19?

author 06:07 02/06/2021

(VietQ.vn) - Theo một nghiên cứu tại Thái Lan mới đây cho thấy, Ngải bún- một loại gia vị phổ biến trong các món bún ở miền Tây có khả năng kháng SARS-CoV-2.

Theo thông tin từ Sức khỏe và Đời sống, một nghiên cứu gần đây của Thái Lan có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những lời đồn thổi lan truyền trong cộng đồng về tác dụng kháng COVID-19 của Ngải bún.

Nghiên cứu được tiến hành trên 122 cao chiết và hợp chất tinh khiết từ dược liệu thông qua phương pháp miễn dịch huỳnh quang trên tế bào biểu mô thận khỉ (Vero E6 cells) được gây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết Ngải bún và panduratin A được chiết từ thân rễ của nó có tác dụng kháng virus SARS-CoV-2 trên cả hai giai đoạn: ức chế bám và xâm nhập tế bào cũng như ức chế sự nhân lên của virus sau khi xâm nhập tế bào.

Cây Ngải bún có thực sự ức chế được COVID-19? Ảnh minh họa 

Qua các chứng cứ ở trên cho thấy Ngải bún có thể là một sản phẩm tiềm năng trong việc phát triển các thuốc có tác dụng kháng SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ dược liệu. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu về tác dụng này còn rất hạn chế, mới dùng lại ở nghiên cứu in vitro, hoàn toàn chưa có nghiên cứu lâm sàng. Vì vậy, mọi người có thể sử dụng Ngải bún như một loại gia vị hay một thảo dược với các công dụng đã được dùng từ trước đến nay, nếu sử dụng làm thuốc cần có liều lượng và theo ý kiến của chuyên gia, đừng nên đổ xô tìm kiếm với mục đích điều trị COVID-19, điều này tạo điều kiện cho một số người thu gom, buôn bán và nâng giá dược liệu một cách thái quá và là nguy cơ có thể dẫn đến sự tiệt chủng loài dược liệu quý này.

Cũng theo một nghiên cứu khác của Cục Y học cổ truyền và các liệu pháp thay thế Thái Lan cho thấy, khoảng 300 người bị nhiễm Covid-19 đã được chữa khỏi sau 5 ngày sử dụng loại thảo dược có tên “fah talai jone” (tên khoa học “andrographis paniculata”; hay “xuyên tâm liên” hoặc “cây lá đắng” theo cách gọi ở Việt Nam).

Khẳng định “fah talai jone” an toàn khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, Cục phó Y học học cổ truyển và các liệu pháp thay thế Thái Lan, bác sĩ Kwanchai Wisitthanon dẫn chứng các số liệu nghiên cứu gần đây của Cục cho thấy, thảo dược fah talai jone có hiệu quả đối với những bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Được mệnh danh là “Vua của những vị đắng”, fah talai jone đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi đợt dịch Covid-19 thứ 3 bùng phát trên khắp Thái Lan. Với hàm lượng andrographolide cao có thể tiêu diệt một số loại virus, loại thảo mộc này đã được sử dụng để chữa các bệnh như cảm cúm, đau họng và nhiễm trùng ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan trong nhiều thế kỷ.

Vào tháng 4/2020, một nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh học thuộc Bộ Y tế Thái Lan đã phát hiện, loại thảo dược này có thể tiêu diệt và ức chế virus corona trong các thí nghiệm ống nghiệm.

Để kiểm chứng mức độ hiệu quả của fah talai jone trong việc điều trị Covid-19, sáu tình nguyện viên đã tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong nửa cuối năm 2020, dưới sự kiểm soát của Viện Nghiên cứu Y học cổ truyền Thái Lan.

Theo đó, tình nguyện viên với các triệu chứng nhẹ như đau họng, nhức đầu, ho hoặc sổ mũi sẽ nhận được 60mg andrographolide mỗi người vào lúc 6 giờ sáng, 2 giờ chiều và 10 giờ tối, hoặc tổng cộng 180mg andrographolide một ngày trong năm ngày. Lượng andrographolide cao gấp ba lần liều điều trị cảm cúm thông thường.

Theo bác sĩ Kulthanit Wanaratna, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y học cổ truyền Thái Lan, trong vòng ba ngày kể từ khi sử dụng fah talai jone, tình trạng của mọi bệnh nhân đều được cải thiện. Các triệu chứng đã biến mất trong vòng năm ngày và không có tác dụng phụ nào được tìm thấy.

Tuy nhiên, kết quả chỉ từ sáu bệnh nhân là không đủ. Viện muốn có thêm bằng chứng để loại bỏ thành kiến ​​hoặc bất kỳ nghi ngờ nào về liệu pháp cổ truyền.

Thị trường đồ chơi sôi động nhưng tuyệt đối tránh những đồ chơi này của Trung Quốc(VietQ.vn) - Thị trường đồ chơi trẻ em hiện nay khá đa dạng tuy nhiên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh mua đồ chơi không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, đặc biệt là hàng của Trung Quốc.

Theo tìm hiểu, Ngải bún được sử dụng như một loại gia vị phổ biến trong các món bún đặc sản của người dân miền Tây như: Bún nước lèo, bún cá, bún mắm, …. bởi mùi vị nhẹ nhàng và đặc trưng của nó giúp khử mùi tanh của các món bún này và tạo một hương vị riêng không dễ lẫn lộn cho các món bún. Ngải bún được sử dụng rất nhiều tại các tỉnh miền Tây, đặc biệt các tỉnh có cộng động người Khmer sinh sống như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang và một số huyện giáp Campuchia của Long An.

Ngải bún là một cây họ Gừng có tên khoa học là Boesenbergia pandurata Roxb. Schlecht., đồng danh là Boesenbergia rotunda Linn. Mansft, có phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Thân rễ dưới đất của nó ngắn và phân nhánh nhiều thành những phần có hình giống như ngón tay xuất phát từ một thân rễ trung tâm, vì vậy còn có tên gọi là “rễ ngón tay” (fingerroot). Ngoài ra do cách phân nhánh nhìn tổng thể toàn bộ hình dạng thân rễ (người dân thường gọi là củ) như một nải chuối hay một chùm chìa khóa làm cho nó còn mang một số tên gọi khác như Chinese keys, Chinese ginger….

Dược liệu Ngải bún đã được sử dụng như một gia vị truyền thống trong nền ẩm thực của Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia và các tỉnh miền Tây Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong nền YHCT của các nước này dùng để điều trị các bệnh như: tiêu chảy, lỵ, đau dạ dày, viêm da, ho khan, u xơ, huyết trắng, ….

Theo các tài liệu nghiên cứu hiện đại cho thấy thân rễ Ngải bún có thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu và các hợp chất flavonoid. Các flavonoid có mặt trong dược liệu rất đa dạng về mặt cấu trúc, có thể phân vào các nhóm như chalcon, flavon và flavanon với một số hợp chất tiêu biểu như: cardamonin, panduratin A, isopanduratin A, tectochrysin, pinocembrin, …. Ngải bún có rất nhiều tác dụng dược lý khác nhau như: kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, kháng khối u, gây độc trên một số dòng tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tụy. Ngoài ra, Ngải bún có tác dụng khá thú vị là khả năng kháng virus in vitro, đã được thử nghiệm trên các chủng HIV-1 và Dengue virus (DENV) gây bệnh sốt xuất huyết qua cơ chế ức chế protease của chúng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang