Thực phẩm nhập khẩu không ghi nhãn phụ sẽ bị xử lý thế nào?

author 16:31 22/09/2017

(VietQ.vn) - Các sản phẩm thực phẩm đang được bày bán phổ biến trên thị trường tuy nhiên nếu sản phẩm nhập khẩu này mà không có nhãn phụ ghi thông tin về sản phẩm thì sẽ bị xử lý

Độc giả Nguyễn Tấn Minh (Đống Đa, Hà Nội): Cửa hàng kinh doanh thực phẩm của gia đình tôi có nhập khâu sản phẩm của Hàn Quốc và Nhật Bản để bán nhưng vừa qua khi lực lượng chức năng kiểm tra thì những sản phẩm nhập khẩu của cửa hàng không có nhãn phụ. Tôi xin hỏi, với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu không có nhãn phụ thì sẽ bị xử phạt thế nào?

Nhãn phụ được dán trên sản phẩm nhập khâu. Ảnh: Đài PTTH Quảng Ninh - QTV 

Trả lời:

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Bếp ăn trường mầm non cần đảm bảo những điều kiện gì về thực phẩm?(VietQ.vn) - Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các bếp ăn trường mầm non là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, có quy định như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

+ Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

+ Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Theo đó tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 26  theo mức phạt sau đây:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường.

Minh Châu

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang