Tiêm kích MiG-29K: Vũ khí ‘át chủ bài’ của Nga luôn gặp rắc rối

author 06:27 22/11/2016

(VietQ.vn) - Tiêm kích Mig-29K vẫn luôn được coi là vũ khí "át chủ bài" hàng đầu của Hải Quân Nga. Tuy nhiên tiêm kích này lại luôn gặp rắc rối khiến Nga muối mặt.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo Infonet đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã thừa nhận một chiếc tiêm kích MiG-29K của hải quân nước này vừa bị rơi trên biển Địa Trung Hải sau khi cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Được biết tàu sân bay này đang được điều sang Syria để tiêu diệt khủng bố IS. Hiện trên tàu được trang bị cả hai phiên bản tiêm kích hạm là Su-33, và MiG-29K.

 Tiêm kích MiG-29K hiện đại nhất của Hải quân Nga.

  Tiêm kích MiG-29K hiện đại nhất của Hải quân Nga. Ảnh: Infonet

Khác với Su-33 thiên về đánh chặn thì MiG-29K lại là phiên bản tiêm kích hạm đa năng đúng nghĩa, Mig-29K có thể tham gia các hoạt động như tấn công tàu chiến, đánh chặn phòng thủ trên không, bảo vệ hạm đội và tấn công mặt đất bằng các loại vũ khí chính xác. Hiện trang bị vũ khí của MiG-29K khá đa dạng, hầu hết chúng có thể mang các vũ khí hiện có trong kho của không quân Nga.

Thông tin trên báo VnExpress, tiêm kích MiG-29K là vũ khí đa năng dành cho tàu sân bay do phòng thiết kế Mikoyan phát triển vào cuối thập niên 1970. Nó được xây dựng trên nền tảng tiêm kích đa nhiệm MiG-29M. Mikoyan gọi phiên bản MiG-29K là máy bay thế hệ 4++, tương đương với Su-35S của Sukhoi.

Tiêm kích MiG-29K là vũ khí đa năng dành cho tàu sân bay của Hải quân Nga.

Tiêm kích MiG-29K là vũ khí đa năng dành cho tàu sân bay của Hải quân Nga. Ảnh: Infonet

Phiên bản MiG-29K hoàn thiện được trang bị radar Zhuk-ME, có thể phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và đất liền từ khoảng cách 120 km. Máy bay sử dụng tay lái tích hợp điều khiển (HOTAS), cho phép phi công vận hành các hệ thống trên máy bay mà không cần nhấc tay khỏi cần lái. Thông tin điều khiển được hiển thị trên các màn hình đa chức năng (MFD), thay vì đồng hồ cơ khí như MiG-29 nguyên bản.

MiG-29K được tích hợp kênh điều khiển tên lửa không đối không RVV-AE, cùng nhiều loại tên lửa chống hạm và diệt radar. Máy bay có thể sử dụng hàng loạt vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao như Kh-29 hay KAB-500.

Máy bay được ứng dụng nhiều công nghệ làm giảm khả năng phát hiện của đối phương. Việc sử dụng sơn hấp thụ radar khiến tiết diện phản xạ radar của MiG-29K thấp hơn 4-5 lần so với phiên bản MiG-29 gốc. Động cơ RD-33MK cũng được cải tiến, giúp hạn chế độ bộc lộ hồng ngoại của máy bay. Kết hợp với thiết bị tác chiến điện tử và vũ khí tầm xa, khả năng sống sót trong chiến đấu của MiG-29K là rất cao.

Máy bay Il-22PP có thể vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ Mỹ(VietQ.vn) - Máy bay Il-22PP Porubschik Nga được trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm đường không có thể can thiệp và vô hiệu hóa hệ thống phòng không Mỹ.

Sau khi Liên Xô tan rã, dự án MiG-29K phải tạm ngừng vì không có vốn. Tới năm 1991, Ấn Độ đặt mua 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và 4 máy bay MiG-29KUB hai chỗ để đảm nhận nhiệm vụ phòng không hạm đội và tấn công mặt biển cho hải quân. Quá trình giao hàng bắt đầu vào tháng 12/2009. Trước khi bàn giao, các máy bay đều được thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov.

Tuy nhiên, theo báo Đất Việt, khả năng hạ cánh bằng 1 động cơ của MiG-29K không khiến Nga hết muối mặt và Ấn Độ nổi giận bởi hàng tá lỗi máy bay này gặp phải.

Tờ Indiaexpress dẫn nguồn tin không quân Ấn Độ cho biết, cuối tháng 8/2016, đã xảy ra sự cố bất ngờ với máy bay trên hạm MiG-29K. Trong khi đang hạ cánh xuống căn cứ ở Visakhapatnam, thùng nhiên liệu phụ của chiếc MiG-29K đã bị rơi khỏi máy bay.

Dù được coi là sự cố hi hữu nhưng đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ trên hạm MiG-29K gặp sự cố. Vừa qua, các kiểm soát viên thuộc Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đã chỉ trích lực lượng hải quân nước này khi đã nhắm mắt đồng ý đưa vào trang bị 45 tiêm kích hạm MiG-29K mua từ Nga từ năm 2004 trở đi.

Tuy có uy lực hàng đầu của Hải quân Nga nhưng tiêm kích MiG-29K Nga luôn gặp trục trặc.

Tuy có uy lực hàng đầu của Hải quân Nga nhưng tiêm kích MiG-29K Nga luôn gặp trục trặc. Ảnh: VnExpress

Đặc biệt, trong một loạt các báo cáo CAG trình lên Quốc hội Ấn Độ hôm 26/7 cho rằng, phần khung của những chiếc MiG-29K/KUB có quá nhiều điểm thiếu xót để có thể hoạt động. Cùng với đó là hiệu suất hoạt động của mẫu động cơ phản lực RD MK-33 trên MiG-29K và cuối cùng là hệ thống kiểm soát bay của số máy bay này.

Với những lỗi kỹ thuật này có thể sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ hoạt động của những chiếc MiG-29K/KUB vốn có tiêu chuẩn là 6.000 giờ hoặc 25 năm, ngoài ra nó cũng không thể đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Ấn Độ đối với dòng chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay. Và đây rất có thể là nguyên nhân khiến Hải quân Nga vừa vội vàng công bố gói nâng cấp dành cho lão tướng Su-33 - máy bay đã bị tuyên án tử và thay thế chúng bằng chính MiG-29K.

 An Dương (T/h)

(Ảnh: VnExpress, Infonet, 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang