Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc giàn khoan Trung Quốc ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ

author 18:31 31/03/2016

(VietQ.vn) - Tình hình biển Đông lại trở nên phức tạp khi giàn khoan Trung Quốc hoạt động trở lại trên vùng biển thuộc khu vực đàm phán phân định với Việt Nam.

Tình hình biển Đông lại trở nên phức tạp khi giàn khoan Trung Quốc hoạt động trở lại trên vùng biển thuộc khu vực đàm phán phân định với Việt Nam.

Cụ thể, chiều 31/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin giàn khoan Trung Quốc đang hoạt động thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ - khu vực Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang đàm phán để phân định, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Các bên liên quan cần tránh các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán phân định vùng biển này. Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan”.

Tình hình biển Đông: Việt Nam sẽ theo dõi giàn khoan Trung Quốc

Tình hình biển Đông lại trở nên căng thẳng khi giàn khoan Trung Quốc hoạt động trở lại

Theo bà Hằng, các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương, làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán phân định tại vùng biển này. "Chúng tôi không muốn có thêm hành động làm phức tạp  thêm tình hình. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ vụ việc này", bà Hằng khẳng định.

Tình hình biển Đông những ngày gần đây lại trở nên căng thẳng khi Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm 28/3 thông báo giàn khoan Hải Dương 943 của nước này khoan thăm dò ở Biển Đông từ 25/3 đến 31/7. Giàn khoan này sẽ hoạt động tại giếng LD 11-1-1, tọa độ 17 độ 47 phút 28,8 giây độ Vĩ Bắc, 108 độ 46 phút 00 giây độ Kinh Đông.

Vị trí này cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 50 hải lý về phía Tây Nam. Theo MSA, khu vực an toàn sẽ được lấy tâm là tọa độ giếng dầu nói trên, trong bán kính một hải lý xung quanh, tàu bè không được qua lại quanh phạm vi 1,8km quanh giàn khoan Hải Dương 943.

Được biết, giàn khoan Hải Dương 943 thuộc loại tự nâng, có thể hoạt động ở vùng biển có độ sâu tối đa 122 m, khoan sâu đến 10.668 m. Giàn khoan Hải Dương 943 sẽ có ba tàu hỗ trợ là Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.

Ngày 28/12/2015, Trung Quốc đã đưa giàn giàn khoan Hải Dương 981 trở lại thăm dò dầu khí tại khu vực mới ở Biển Đông sau khi hạ đặt giàn khoan này vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5/2014, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm tình hình biển Đông căng thẳng hơn.

Ngày 19/1/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ phản ứng của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung - Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam - Trung Quốc mà chưa được hai bên phân định.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang