Tình hình biển Đông: Trung Quốc dùng tiền mua sự ủng hộ của Afghanistan?
Sự kiện: Tình hình Biển Đông
Chiến đấu cơ Trung Quốc chơi trò ‘mèo vờn chuột’ với máy bay Mỹ trên Biển Đông
Dư luận sục sôi vì nhân tố bí ẩn có thể thay đổi cục diện ‘bàn cờ’ Biển Đông
Liên quan đến tình hình biển Đông, những ưu đãi mà Trung Quốc dành cho Afghanistan gần đây khiến giới chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc đang dùng tiền mua sự ủng hộ của Afghanistan trong vấn đề tranh chấp biển Đông.
Tình hình biển Đông lại có những diễn biến mới khi Trung Quốc dùng chính sách mua chuộc sự ủng hộ của nhiều nước Trung Đông
Nhiều khoản viện trợ “hời” vừa được Trung Quốc dành cho Afghanistan. Theo tiết lộ của giới truyền thông, Bắc Kinh vừa đề nghị tăng thêm viện trợ cho Afghanistan với tổng giá trị ước tính lên tới 550 triệu nhân dân tệ (84.37 triệu USD). Trong đó, 500 triệu Nhân dân tệ là đầu tư hỗ trợ hợp tác kỹ thuật, 50 triệu giành cho viện trợ nhân đạo.
Hai bên còn ký kết bản ghi nhớ về thực hiện dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Một dự án khác là “Con đường tơ lụa mới” cũng nhận được sự ủng hộ của Afghanistan, Pakistan, Iran và một số quốc gia Ả Rập khác. Ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc ủng hộ những nỗ lực của ban lãnh đạo Afghanistan nhằm làm sống lại tiến trình hòa bình trong nước và cam kết rằng, Bắc Kinh có thể trợ giúp trong việc khôi phục trật tự và phục hồi nền kinh tế Afghanistan.
Đặc biệt, Trung Quốc cũng thể hiện rằng, nước này ngày càng trọng thị mối quan hệ với Afghanistan.
Vào ngày cuối cùng trong chuyến thăm Trung Quốc 18 tháng 5 mới đây, ông Abdullah Abdullah được lãnh đạo Trung Quốc mời đến thăm Urumqi - thủ phủ của khu tự trị Tân Cương Uygur, khu vực bất ổn trong vài chục năm qua và gần như năm nào cũng có bạo loạn.
Các vị khách nước ngoài rất hiếm khi được mời đến Tân Cương nên chuyến đi của nhà lãnh đạo Afghanistan sẽ là một tín hiệu bày tỏ sự trọng thị đối với nước này, đồng thời nhấn mạnh rằng, nếu duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc thì Kabul sẽ được lợi rất nhiều.
Các học giả quốc tế bình luận rằng, việc Bắc Kinh tăng cường viện trợ kinh tế cho Afghanistan là nhằm mục đích đổi lấy sự ủng hộ ngoại giao của Kabul trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á.
Về phía Afghanistan, mặc dù có thể không hiểu hết về tính chất phức tạp của việc tranh chấp chủ quyền ở khu vực này nhưng Afghanistan sẵn sàng biểu thị lập trường ủng hộ đối với những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đây được coi là sự trao đổi có qua có lại của hai nước này trong khi tình hình biển Đông ngày càng có những diễn biến phức tạp.
Liên quan đến diễn biến tình hình biển Đông mới nhất, Trung Quốc vừa đưa ra yêu cầu Mỹ chấm dứt bay trinh sát ở biển Đông.
Cụ thể, trong buổi họp báo ngày 19/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã giữ khoảng cách an toàn với máy bay trinh sát Mỹ đang bay gần đảo Hải Nam của Trung Quốc, theo Reuters.
Trước đó, nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc Michelle Baldanza ngày 18.5 cho hay một máy bay trinh sát E-P3 của Hải quân Mỹ đang tiến hành chuyến bay “tuần tra thường lệ” trong không phận quốc tế trên Biển Đông vào ngày 17.5 thì “hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay chặn máy bay Mỹ”, theo đài NBC (Mỹ).
Hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cách chiếc E-P3 khoảng 15 m, buộc máy bay Mỹ phải hạ độ cao vài chục mét để tránh va chạm.
“Các báo cáo sơ bộ cho thấy đây là một vụ bay chặn không an toàn” và Lầu Năm Góc đang xem xét vụ việc, bà Baldanza cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Hồng Lỗi thì khẳng định thông tin Lầu Năm Góc đưa ra là “không đúng”. “Các máy bay quân sự Mỹ thường xuyên tiến hành những chuyến bay trinh sát trên vùng biển sát bờ biển Trung Quốc, gây nguy hiểm cho nền an ninh hàng hải Trung Quốc”, ông Hồng cho hay. Người phát ngôn nước này ngang nhiên nói: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ ngay lập tức chấm dứt những hoạt động trinh sát như thế này để tránh những vụ việc tương tự tái diễn”.