Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong tháng 2
Ra mắt quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen tại Quảng Xương, Thanh Hóa
Những cam kết phía sau một phong cách ‘sống lành’
Phân khúc hàng không chung đầy tiềm năng mà Sun Air nhắm đến là gì, các đối thủ là ai?
Cận cảnh Changan UNI-V 2022 Trung Quốc chỉ hơn 400 triệu đồng
Cụ thể tại Lạng Sơn vẫn duy trì thông quan hàng hóa tại 04 cửa khẩu gồm: Cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Ga Đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma và cửa khẩu phụ Tân Thanh. Đối với các cửa khẩu khác, hiện nay phía Trung Quốc vẫn chưa thông quan trở lại. Phía Trung Quốc vẫn duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 nghiêm ngặt nhưng hiệu suất thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã tăng hơn so với thời gian trước.
Hàng hóa thông quan trung bình chỉ khoảng 400-500 xe/ ngày, trong đó hàng hóa xuất khẩu chỉ khoảng 100 xe và 400-500 xe hàng nhập khẩu.
Tổng lượng xe chờ xuất khẩu tại 03 khu vực cửa khẩu đường bộ: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến 08h00 ngày 21/02/2022 là 1.966 xe (tăng 13 xe so với ngày hôm trước liền kề); trong đó, lượng xe chở hoa quả chờ xuất khẩu là 1.509 xe, chiếm gần 80% tổng lượng xe chờ xuất khẩu.Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hoá mới từ nội địa lên trong vòng 24h qua là: 66 xe (linh kiện điện tử, quần áo, ván bóc).
Với tình hình lưu lượng hàng hóa từ các tỉnh tiếp tục lên cửa khẩu chờ xuất khẩu và năng lực thông quan như trên dự báo sẽ gây ùn ứ lớn tại các bến bãi, khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi đến cửa khẩu đường bộ tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu, cụ thể: Tạm thời tiếp nhận phương tiện chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian thực hiện từ ngày 16/02/2022 cho đến hết ngày 25/02/2022.
Bộ Tài chính thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong tháng 2.
Tại tỉnh Quảng Ninh, tình hình xuất nhập khẩu tại tỉnh Quảng Ninh đã dần khôi phục trở lại trong tháng 01/2022. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, tình hình xuất nhập khẩu lại bắt đầu khó khăn do phía Trung Quốc chưa bố trí được phương tiện vận tải và công nhân bốc xếp nên nhiều điểm thông quan hoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động được. Theo thông tin từ Ban Quản lý cửa khẩu nhận được thông báo từ phía Cục Thương vụ và quản lý cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), sẽ tạm dừng thông quan qua Lối mở Cầu phao Km3+4 từ ngày 20/02/2022 để phun khử khuẩn toàn bộ khu vực bãi kiểm hóa Đông Hưng- Trung Quốc (do 01 xe tôm đông lạnh XK có mẫu dương tính SARS-CoV-2), thời gian thông quan trở lại sẽ thông báo sau.
Tính đến thời điểm 22/02/2022 thì tại các địa bàn cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh có 1404 xe tại cửa khẩu Móng Cái (chủ yếu là hàng thủy hải sản đông lạnh với 595 xe; hoa quả tươi 550 xe). Trong ngày 22/2/2022 có 187 xe hàng nhập khẩu và 284 xe hàng xuất khẩu (trong đó 43 xe hoa quả tươi XK, 68 xe sợi XK, 100 xe không hàng Việt Nam sang Trung Quốc lấy hàng, 73 xe Trung Quốc trả hàng xong quay về) qua cửa khẩu Bắc Luân 2.
Tại tỉnh Cao Bằng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian từ ngày 01/02/2022 đến hết 21/02/2022 chỉ diễn ra tại cửa khẩu Tà Lùng. Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu diễn ra bình thường, không phát sinh đột biến về hàng hóa xuất nhập khẩu.
Về biện pháp xử lý đối với các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hóa để vi phạm pháp luật Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chỉ đạo, triển khai các biện pháp rà soát, đánh giá việc thực hiện quy trình thủ tục tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu, thực hiện các biện pháp kiểm soát nội ngành, bảo vệ chính trị nội bộ như: Yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ của công chức hải quan; nâng cao công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đảm bảo công chức hải quan không thực hiện, tiếp tay, bảo kê cho hành vi tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu, vi phạm pháp luật; tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp XNK nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng, quan tâm các giải pháp tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, đảm bảo công tác quản lý hải quan.
Trong công tác quản lý hàng nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu thì việc thực hiện quản lý phương tiện vận tải hàng hóa xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc có sự tham gia trực tiếp của nhiều lực lượng: Ban Quản lý cửa khẩu, Biên phòng, Hải quan,… Việc sắp xếp thứ tự các phương tiện vận tải chuyên chở hàng nông sản xuất khẩu trong khu vực cửa khẩu là do lực lượng Biên phòng và Ban quản lý của cửa khẩu thực hiện, Cơ quan Hải quan chỉ thực hiện công tác đăng ký tờ khai, thực hiện giám sát hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ nộp duy nhất 01 khoản tiền lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật do Kho bạc nhà nước thu (20.0000 đồng/tờ khai). Theo phân luồng làm thủ tục Hải quan, trên cơ sở các biện pháp quản lý rủi ro trong nghiệp vụ của Hải quan thì hầu hết các lô hàng nông sản xuất khẩu đều thuộc luồng xanh, không phải kiểm tra thực tế hàng hóa. Mặt khác, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công chức hải quan phải thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid - 19 trong khu vực cửa khẩu nên công chức hải quan không tiếp xúc, làm việc trực tiếp với lái xe mà thực hiện thủ tục hải quan với người khai hải quan.
Qua rà soát, đến thời điểm hiện tại, các Chi cục Hải quan tại các cửa khẩu đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định, không có việc chỉ đạo, tiếp tay của lãnh đạo, công chức hải quan cho các hoạt động cho các hoạt động “luật ngầm”, chưa phát hiện có dấu hiệu bảo kê, tiêu cực trong việc xếp “lốt”, chi cho “nhà luật” để được xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu.
Nam Dương