Những dấu hiệu cho biết bạn đang 'rước' ung thư vào người

authorTrần Thanh 06:00 17/09/2016

(VietQ.vn) - Bệnh ung thư dạ dày hiện nay xuất hiện nhiều với các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, trướt toàn bộ niêm mạc. Cần phát hiện và điều trị sớm tránh biến chứng

Khi gặp dấu hiệu như đau bụng, nôn mửa, xuất huyết dạ dày...Nhiều người lại lầm tưởng bị đau bụng giun nên bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khó điều trị, phải đối mặt với nguy cơ ung thư dạ dày.

 Khi có những dấu hiệu về đau bụng, nôn mửa, bệnh nhân nên khám để điều trị sớm

 Thời gian gần đây, Khoa tiêu hóa BV Bạch Mai vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân Nguyễn Văn Ánh ( Thanh Trì, Hà Nội) có biểu hiện nôn trớ, bụng đau dữ dội... Các BS khoa Tiêu hóa đã tiến hành nội soi kiểm tra dạ dày của anh và phát hiện dạ dày xung huyết kèm theo các đốm đỏ. Bệnh nhân bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày. Các BS chẩn đoán bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn HP, một loại vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến liên quan bệnh viêm loét dạ dày và có thể lây lan cho trẻ em nếu trong gia đình và cộng đồng có người mắc bệnh mà chưa được điều trị triệt để.

Theo Bác sĩ Nguyễn Huy Du- Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc thì nhiễm Helicobacter pylori (HP) là một trong các nhiễm khuẩn thường gặp ở người. Ước tính tại Việt Nam có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm HP. Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-tá tràng và ung thư dạ dày.

Bác sĩ Du cho biết thêm,  việc điều trị diệt HP trong bệnh viêm, loét dạ dày-tá tràng đang đối mặt với nhiều thách thức mà nguy cơ thất bại rất cao do nhiều nguyên nhân như người bệnh không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách uống thuốc do sợ tác dụng phụ của kháng sinh, hoặc sợ phải uống số lượng thuốc quá nhiều.

Theo Báo công an thành phố Hồ Chí Minh đưa tin, Bệnh viêm dạ dày sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày do HP vốn đã khiến nhiều người “bỏ qua” bởi bệnh tiến triển âm thầm. Đã thế, bệnh nhân thường nhầm lẫn với bệnh khác nên lúc phát hiện  bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh nhân đã bị xuất huyết tiêu hóa, có khi thủng dạ dày. Việc bị xuất huyết tiêu hóa kéo dài nhiều ngày, hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn sâu vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc, làm tổn thương mạch máu, dẫn tới thiếu máu cấp tính. Về lâu dài, căn bệnh này có thể gây ung thư dạ dày.

Chế độ ăn như ăn mặn, thực phẩm lên men, muối chua, thịt hun khói làm cho thực phẩm bị biến chất gặp điều kiện vi khuẩn HP thì dễ phát sinh ung thư hơn. Chính vì vậy, chế độ ăn cho người bị nhiễm HP thì cần tránh đồ chua cay, tránh ăn mặn, nên dùng củ nghệ vì có tính chất bảo vệ chống ung thư, làm lành những tổn thương trong viêm loét bao tử. Cộng đồng cần lưu ý vi khuẩn HP có thể bị lây nhiễm qua đường ăn uống.

Người bệnh cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng giờ. Khi có tác dụng phụ, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có điều chỉnh kịp thời.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang