'Vua cá tra' Hùng Vương bị hạn chế về thời gian giao dịch cổ phiếu

author 10:00 21/01/2018

(VietQ.vn) - Theo thông báo từ sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), cổ phiếu HVG của công ty Cổ phần Hùng Vương sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào buổi chiều) kể từ ngày 26/1/2017.

Theo thông báo từ sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), cổ phiếu HVG của công ty Cổ phần Hùng Vương sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào buổi chiều) kể từ ngày 26/1/2017. Lý do được HOSE đưa ra là bởi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HVG năm 2016 và 2017 lần lượt là -49,3 tỷ và -712,96 tỷ đồng.

Theo Hose, cổ phiếu HVG sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch (chỉ được giao dịch vào buổi chiều) kể từ ngày 26/1/2017. Căn cứ giải trình của công ty, HoSE sẽ thông báo về việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian, dù vẫn là chứng khoán bị kiểm soát.

Đây có thể coi là tin "sốc" khá lớn với "vua cá tra" Hùng Vương. Trước đó, HVG đã bị đưa vào danh sách chứng khoán thuộc diện cảnh báo từ ngày 6/6/2017 do công ty vi phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên trong một năm.

Cổ phiếu HVG sẽ chỉ được giao dịch vào buổi chiều. (Ảnh minh hoạ).

Mới đây, CTCP Thủy sản Hùng Vương đã công bố BCTC hợp nhất kiểm toán cho năm tài chính 2016-2017 kết thúc vào ngày 30/9/2017 với khoản lỗ hơn 705 tỷ đồng trong khi năm trước đó vẫn lãi được gần 10 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu năm 2017 đạt 15.514 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2016. Giá vốn bỏ ra hơn 14.435 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh còn gần 1.080 tỷ đồng. Trong số đó riêng doanh thu xuất khẩu đối với hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản đạt gần 7.311 tỷ đồng, chiếm 47% tổng doanh thu.

Trong báo cáo tài chính này, đơn vị kiểm toán cũng đã nhấn mạnh, HVG đã phát sinh khoản lỗ sau thuế trong năm tài chính là gần 713 tỷ đồng. Ngoài ra, lỗ lũy kế gần 424 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn cũng đã vượt quá tài sản ngắn hạn gần 819 tỷ đồng.

Hoạt động tài chính của HVG tiếp tục âm 525 tỷ đồng. Liên doanh liên kết kỳ này giảm lỗ khá mạnh từ 32 tỷ đồng xuống còn 7.6 tỷ đồng. Trong khi chi phí bán hàng giảm nhẹ thì chi phí quản lý tăng vọt gấp 2.8 lần, lên mức 756 tỷ đồng chủ yếu do dự phòng nợ phải thu khó đòi chiếm tới 566 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 70.5 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2017 tổng nợ phải trả 11.378 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 10.678 tỷ đồng vượt quá tài sản ngắn hạn (9.868 tỷ đồng).

Đáng chú trong năm công ty chi hơn 756 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp – tăng đột biến gấp 2,8 lần số tiền chi ra trong năm 2016. Nguyên nhân do Thủy sản Hùng Vương trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 566 tỷ đồng trong năm, trong khi năm 2016 chỉ hơn 70 tỷ đồng.

BCTC kiểm toán năm tài chính 2016-2017 kiểm toán viên cũng nêu vấn đề nhấn mạnh với giá định công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh liên tục.

Với khoản lỗ niên độ gần 713 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 424 tỷ đồng, tổng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty này.

Theo Người đưa tin

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang