Xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng

author 10:16 21/05/2024

(VietQ.vn) - Xu hướng tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ đang tăng mạnh tại Việt Nam xuất phát từ sự quan tâm của người dùng đến vấn đề an toàn sức khỏe ngày càng cao.

Theo TS. Nguyễn Mai Phương, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ là xu thế tiêu dùng tất yếu. Sự phát triển của Việt Nam, gia tăng dân số nhanh chóng, nhóm tuổi từ 15 – 40 ngày càng mở rộng (khoảng 40 triệu người) đang ngày càng nhạy cảm với các sản phẩm tốt cho sức khỏe và sẵn sàng chi tiêu để có được những sản phẩm này.

Tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25 triệu người vào năm 2025 (chiếm 25% dân số). Tầng lớp này có thể hiểu và cảm thấy việc tiêu thụ những sản phẩm hữu cơ để sử dụng hàng ngày là nhu cầu quan trọng, sẵn sàng trả nhiều hơn cho thực phẩm hữu cơ) đang tăng lên.

Số liệu khảo sát của AC Nielsen cho thấy, có hơn 80% người tiêu dùng cho rằng thực phẩm hữu cơ rất đa dạng về chủng loại (như thịt, hải sản, rau củ…) cũng như việc tiếp cận thực phẩm hữu cơ là dễ dàng tại Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, việc tiêu dùng thực phẩm hữu cơ là chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt trong mấy năm qua, rất nhiều người chú ý đến tính bền vững, các xu hướng sức khỏe và thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng thích các sản phẩm chế biến lành mạnh và được sản xuất theo cách thân thiện với môi trường.

Khảo sát của AC Nielsen cũng cho thấy thực trạng tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ. Cụ thể, có hơn 80% người tiêu dùng cho rằng thực phẩm hữu cơ rất đa dạng về chủng loại (như thịt, hải sản, rau củ…) cũng như việc tiếp cận thực phẩm hữu cơ là dễ dàng tại Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, việc tiêu dùng thực phẩm hữu cơ là chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam.

Cụ thể, 24% người trả lời tiêu dùng thực phẩm hữu cơ hàng ngày, 16% và 21% người tiêu dùng sử dụng thực phẩm hữu cơ 4 – 5 lần/ tuần và 2 – 3 lần/tuần. 38,49% người tiêu dùng còn lại sử dụng thực phẩm hữu cơ 1 lần/tuần, 2 – 3 lần/tháng hoặc không thường xuyên. Đặc biệt, số người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng thực phẩm hữu cơ lên tới 29%.

 Ảnh minh hoạ.

Nguyên nhân của thực trạng này là do người tiêu dùng quan tâm tới giá thực phẩm hữu cơ cũng như sự nghi ngờ của người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm. Khoảng 90% người khảo sát đồng ý rằng thực phẩm hữu cơ là đắt so với các sản phẩm khác cùng loại. Tuy vậy, phần lớn người tiêu dùng đồng ý chi trả thêm một khoản cho thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, mặc dù người tiêu dùng đều đồng ý rằng việc tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ hiện nay được xã hội khuyến khích và ủng hộ, xong họ chưa đánh giá cao tính hiệu quả của các văn bản pháp lý.

Như vậy có thể thấy, điều mà người tiêu dùng Việt Nam quan tâm nhất đó chính là sản phẩm có thực sự là sản phẩm hữu cơ hay không. Hơn 80% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng hiện nay họ lựa chọn cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ do cửa hàng có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng (ví dụ: nhãn hàng cho phép bạn truy xuất nguồn gốc của sản phẩm) hoặc lựa chọn cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ dựa trên sự nổi tiếng của cửa hàng hoặc dựa trên sự giới thiệu của bạn bè và/hoặc đã từng sử dụng các sản phẩm ở đây.

Nói cách khác, người tiêu dùng Việt Nam cần một cơ sở để đảm bảo rằng họ thực sự mua được sản phẩm hữu cơ, thực sự mua đúng sản phẩm mà họ chấp nhận chi trả thêm, đắt hơn sản phẩm thông thường.

Liên quan tới vấn đề trên, những năm gần đây, diện tích trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tại Việt Nam không ngừng tăng lên. Các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp hữu cơ cũng được ban hành nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ.

Năm 2017-2018, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ đã xây dựng và trình công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia gồm 08 TCVN về nông nghiệp hữu cơ, trong đó có TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ và TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ. Trong năm 2022, Ban kỹ thuật TCVN về nông nghiệp hữu cơ tiếp tục xây dựng và trình công bố 05 TCVN bổ sung vào bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041.

Những năm gần đây, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 thế giới và đứng thứ 2 châu Á về xuất khẩu mật ong. Ngành nuôi ong đang phát triển và xu hướng sản xuất mật ong hữu cơ ngày càng gia tăng. TCVN 11041-3:2017 quy định yêu cầu đối với quá trình chăn nuôi theo phương thức hữu cơ, tập trung vào chăn nuôi gia súc và gia cầm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa có quy định cụ thể cho một số loại hình chăn nuôi đặc thù như nuôi ong.

Như vậy, đối với lĩnh vực chăn nuôi, cùng với tiêu chuẩn chung TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ, sẽ có một vài tiêu chuẩn đặc thù như TCVN 11041-7:2018 về sữa hữu cơ (quá trình nuôi bò sữa và thu hoạch, sơ chế, chế biến sữa hữu cơ), TCVN 11041-9:2023 về mật ong hữu cơ.

Đối với trồng trọt hữu cơ, TCVN 11041-2:2017 quy định các yêu cầu đối với quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chưa có quy định cụ thể cho một số loại hình trồng trọt đặc thù như trồng nấm, trồng rau mầm.

Không những là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị kinh tế, nấm và rau mầm hữu cơ ngày càng được người nông dân phát triển theo hướng hữu cơ trong các năm vừa qua. Đây là các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi điều kiện trồng trọt nghiêm ngặt, việc sử dụng vật liệu không hóa chất sẽ đem đến chất lượng cao cho sản phẩm. Đây cũng là các sản phẩm nằm trong nhóm rau củ quả cần phát triển hữu cơ theo đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên phát triển hướng đến mở rộng diện tích trồng sản phẩm hữu cơ đến năm 2030.

Nông nghiệp hữu cơ rất chú trọng đến hệ sinh thái đất, do đó không chấp nhận phương pháp thủy canh, nhưng việc trồng cây trong nhà, thùng xốp vẫn được chấp nhận mặc dù có mặt hạn chế so với trồng cây trong hệ đất mở. Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những giải pháp quan trọng để gia tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích sản xuất; hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Như vậy, đối với lĩnh vực trồng trọt, cùng với tiêu chuẩn chung TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ, còn có một số tiêu chuẩn đặc thù như TCVN 11041-5:2018 về gạo hữu cơ (quá trình trồng lúa và thu hoạch, sơ chế, chế biến gạo hữu cơ), TCVN 11041-6:2018 về chè hữu cơ, TCVN 11041-11:2023 về nấm hữu cơ, TCVN 11041-12:2023 về rau mầm hữu cơ và TCVN 11041-13:2023 về trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa.

Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi thì nuôi trồng thủy sản hữu cơ cũng là lĩnh vực được quan tâm. Với bờ biển dài 3.260 km và diện tích mặt nước khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành rong biển. Việc nuôi trồng rong biển hữu cơ cũng là hướng đi tiềm năng. TCVN 11041-3:2023 về rong biển hữu cơ đã được đề xuất xây dựng để hỗ trợ hướng sản xuất này.

Ngày 07 tháng 3 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 317/QĐ-BKHCN về việc công bố 05 tiêu chuẩn quốc gia thuộc bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 (các phần từ Phần 09 đến Phần 13) đối với mật ong hữu cơ, rong biển hữu cơ, nấm hữu cơ, rau mầm hữu cơ và đối với hoạt động trồng trọt hữu cơ trong nhà màng, thùng chứa.

Bảo Lâm

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang