Công nghệ

Ứng dụng

11 khám phá gây chấn động ngành khảo cổ thế giới

author 18:11 05/06/2015

(VietQ.vn) - Trang National Geographic đã liệt kê ra 11 khám phá đánh dấu bước ngoặt lớn của ngành khảo cổ thế giới. David Hurst Thomas, người quản lý Viện bảo tàng Mỹ về Lịch sử Tự nhiên tại Newyork đã nhận định rằng, tìm thầy tàn tích tại khu khảo cổ chỉ là một phần, câu chuyện đằng sau tàn tích đó mới là yếu tố quan trọng nhất.

Man of La Venta: Các nhà khảo cổ học đang nghiên cứu một bức tượng đầu người khổng lồ thuộc nền văn minh Olmec tại La Venta, Mexico, vào năm 1947. Olmec là nền văn minh xuất hiện đầu tiên tại khu vực Trung Mỹ. Thông qua việc nghiên cứu về Olmec, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm nhiều bằng chứng quan trọng về giai đoạn phát triển của cả khu vực.

Đá đài Stenness: Đây là một công trình kiến trúc thuộc về thời kỳ đồ đá mới tại quần đảo Orkeny, Scotland, được xây dựng từ khoảng năm 3000 trước công nguyên. Đá đài Stennerss, Vòng tròn Brodgar và công trình mới được khám phá đây - Mũi đất Brodgar, đã hình thành lên Di chỉ thời đồ đá mới ở Orkney.

Hình ảnh ghi lại quá trình một thợ lặn đang khám phá giếng tự nhiên tại Mexico. Nhờ khám phá miệng giếng này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm nhiều bằng chứng mới về sự tồn tại của nền văn minh Maya.

Nghệ thuật trạm khắc của người Nubia thể hiện trên phần tay nắm của một cây gậy chống được tìm thấy tại lăng mộ của Pharaong Tutankhanmun. Họa tiết trang trí của người Nubia trên gậy chống là hình ảnh quen thuộc  thường được người Ai Cập cổ đại sử dụng để miêu tả vai trò thống trị của các vị vua.

Đội quân đất nung: Hàng nghìn bức tượng binh lính và ngựa bằng đất nung với kích cỡ như thật đã đứng gác lăng mộ Tần Thủy Hoàng, gần thành phố Tây An, Trung Quốc trong hơn 2000 năm. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng do một nhóm nông dân vô tình phá hiện vào năm 1974 và được đánh giá là một trong những khám phá khảo cổ lớn nhất thời hiện đại.

Bức ảnh ghi lại quá trình khai quật tìm kiếm di vật có liên quan đến Tông Người của nhà cổ nhân loại học Louis Leakey và gia đình tại Olduvai Gorge, Tanzania vào năm 1961.

Địu xương: Một người dân thuộc vương quốc cổ tại Mustang, miền Bắc Nepal, đang di chuyển xương người khỏi hầm mộ mới được tìm thấy.

Bãi đá Shetland: Khung cảnh nhìn từ trên cao xuống của khu khảo cổ Jarlshof, đỉnh nam, quần đảo Shetland. Nơi đây được đánh giá cao nhờ phạm vi lịch sử rộng lớn với những di tích còn sót lại từ Thời kỳ Đồ đồng, trải qua thời người Viking cho đến đầu thế kỷ XVI.

Giải phẫu thi thể người tuyết: Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giải phẫu xác ướp 5.000 năm tuổi từ thời kỳ đồ đá mới để xác định kiểu hình và nguyên nhân dẫn đến cái chết. Xác ướp “người tuyết” được tìm thấy trên dãy Alps tại biên giới Úc-Ý vào năm 1991.

Cung điện Palenque: Hình ảnh ghi lại tàn tích cung điện của người Maya tại thành phố cổ Palenque, Chiapas, Mexico. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Alfred P.Maudslay chụp này được đăng trong bách khoa toàn thư Biologia Centrali-Americana: Archaeology, vào giai đoạn từ 1889 đến 1902.

Tàn tích La Mã: Bức ảnh ghi lại khung cảnh tàn tích Leptis Magna, tây Libya, nhìn từ trên cao xuống. Nơi đây là một trong những thành phố La Mã còn gần nguyên vẹn và lớn nhất thế giới. Thành phố này được xây dựng dưới thời của hoàng đề Augustus và Tiberius, đến khi hoàng đế Septimus Severus lên ngôi, ông đã cho trùng tu lại và biến Leptis Magna trở thành thành phố trung tâm với đầy đủ rạp chiếu phim, chợ lớn, bể bơi, nhà thờ.

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang