Adidas, Nike và Puma đẩy đối thủ khỏi thị trường Euro 2016

author 15:08 17/06/2016

(VietQ.vn) - Giải Euro của UEFA và World Cup của FIFA luôn là hai cơ hội kiếm tiền khổng lồ của các nhà sản xuất trang thiết bị thể thao.

ey

Các nhãn hàng thiết bị thể thao khổng lồ Adidas, Nike và Puma đang tìm cách đẩy đối thủ ra khỏi thị trường vòng chung kết giải Euro 2016, và theo một nghiên cứu thì các hãng này đã tăng thị phần qua việc cung cấp trang thiết bị cho các đội bóng  lên hơn gấp đôi trong vòng 20 năm qua.

“Các nhãn hàng lớn nhất trong lĩnh vực này càng ngày càng trở nên hùng mạnh hơn" hãng tiếp thị thể thao Repucom nhận định.

Ở Vòng chung kết Euro diễn ra tại Anh năm 1996, trong tổng cộng 16 đội bóng thì trang phục của 8 đội không phải của Adidas, Nike hay Puma.

Ở Euro 2016 tại Pháp lần này, chỉ có 4 trong số 24 đội không do ba nhà sản xuất trên cung cấp.

Hãng Adidas của Đức đang chứng kiến lợi nhuận trong mảng bóng đá sút giảm trong mấy thập kỷ vừa qua trong khi đối thủ từ Mỹ là Nike lại tăng trưởng.

Nhưng Adidas vẫn còn trang bị cho 5 đội thắng ở Euro gần đây và mùa giải năm nay cung cấp trang thiết bị cho 9 đội (chiếm 37%), tăng lên năm (31%) so với năm 1996.

Nike chứng kiến thị phần của họ tăng lên từ một đội (6%) năm 1996 lên 6 đội (25%) trong mùa Euro 2016.

Còn Puma cũng đã chi mạnh tiền tài trợ, với kỳ vọng sẽ bắt kịp hai nhãn hàng dẫn đầu. Thị phần của Puma từ hai đội (13%) đã tăng lên năm đội (21%).

Hãng Repucom cho rằng Adidas và Nike bị kẹt cứng “trong một trận chiến thương mại cạnh tranh quyết liệt” tại Euro 2016.

Jon Stainer, Giám đốc điều hành Repucom UK, nói: “Trong bóng đá, với quy mô lớn như thế này, thì chỉ hai dịp mà chúng ta mới có thể chứng kiến Nike và Adidas cùng phân thắng bại, đó là Giải thế giới của FIFA và giải châu Âu của UEFA.

“Cả hai giải đem lại các nền tảng quan trọng cho cả hai nhãn hàng. Ở đó, việc kích hoạt các quyền lợi và sản xuất nội dung là một trận chiến cực kỳ khốc liệt".

Chuyện tài trợ cho các đội bóng đem lại cho các đại gia trang thiết bị thể thao làm chủ các cơ hội để tăng cường hình ảnh và gắn kết người hâm mộ. Việc nắm lấy được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng và mang lại doanh thu, tháng tới sẽ là thời gian quan trọng đối với các nhãn hàng. Lúc đó ta sẽ thấy mạng xã hội và nội dung video trở nên quan trọng.”

Ông cho rằng “sự thống trị trong việc cung cấp trang thiết bị thể thao cũng chẳng có nhiều việc để làm khi mà số nhà cung cấp cạnh tranh với nhau đang giảm (trong 20 năm qua) bởi vẫn chỉ dựa vào hai thương hiệu đỉnh cao này. Trong khi chúng ta thấy sự xuất hiện của những thương hiệu như Warrior và Under Amour, thì thể thao rõ ràng vẫn chỉ bị hai nhãn hàng thống trị,” Stainer nói.

Nike dẫn đầu trong các hợp đồng với cá nhân các cầu thủ. Đại gia Mỹ này có một hợp đồng dài hạn với Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha, người mà theo Repucom, “biến toàn bộ các cầu thủ châu Âu trong Euro 2016 trở nên nhỏ bé”.

Công ty ước tính các hợp đồng cá nhân với anh ta trị giá 21,5 triệu USD mỗi năm. Gareth Bale của Wales, cũng liên quan đến Adidas, đứng hàng thứ hai với ước tính khoảng 4,6 triệu USD.

Trong khi đó, một nhóm sản xuất dẫn đầu cho biết hàng giả gây thiệt hại cho ngành thể thao châu Âu 570 triệu USD và 2.800 công việc hàng năm.

Hiệp hội UNIFAB cho biết các sự kiện như Euro 2016 và giải quần vợt Wimbledon trứ danh sắp tới đang tạo ra làn sóng hàng giả trên các thị trường quốc tế.

Hải quan Pháp tuần này cho hay họ đã thu được 1.200 áo thun in nhãn hiệu bóng đá Bồ Đào Nha giả tại Calais. Lô hàng này đến từ Anh qua eo biển Channel.

6.000 quả bóng và áo đã bị tịch thu từ một tàu container tại cảng Le Havre hồi tháng Tư.

“Chúng tôi sẽ đẩy mạnh kiểm tra quanh các sân vận động suốt mùa giải", người đứng đầu cơ quan hải quan Pháp Helene Crocquevieille khẳng định.

Nước Pháp chiếm khoảng 15% (800 triệu euro) sản phẩm trang thiết bị thể thao của EU hàng năm.

Trần Bích

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang