"Bảo vệ đất lúa, trách nhiệm cả hệ thống chính trị"

author 14:22 25/06/2012

(VietQ.vn) – Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cao Đức Phát, với Chất lượng Việt Nam Online xung quanh câu chuyện làm thế nào để tiếp tục duy trì, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp trên cả nước hiện nay.

Thời gian vừa qua, trên nhiều địa phương, các tỉnh thành cả nước xuất hiện nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp, nhà ở, khu đô thị, sân golf lấy đất lúa, đất nông nghiệp,… Dư luận đặt nghi ngại về việc mâu thuẫn lợi ích giữa người nông dân và các chủ đầu tư dự án khi diện tích đất lúa bị “trưng dụng” vào các dự án này. 

Người đứng đầu ngành Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ông Cao Đức Phát thẳng thắn thừa nhận "có hiện tượng này". Ông cho rằng, các dự án chuyển đổi đất lúa làm khu công nghiệp, dự án và dịch vụ thực chất là có nhu cầu để thúc đẩy cơ sở hạ tầng.
Diện tích đất lúa đang bị thu hẹp dần vì nhường đất cho các dự án xây dựng
Diện tích đất lúa đang bị thu hẹp dần vì nhường đất cho các dự án xây dựng
 
"Vấn đề đặt ra ở đây là nên lấy đất lúa hay đất khác để làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích cả đôi bên. Đảng và Nhà nước có chủ trường bảo vệ quỹ đất lúa đến năm 2020 có 3,8 triệu hecta. Nhà nước sẽ ban hành quy định cụ thể chủ trương này. Trách nhiệm thuộc về cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và cả người sử dụng đất lúa”, Bộ trưởng khẳng định.  
 
Để khắc phục những tồn tại, mâu thuẫn của người nông dân trồng lúa khi không muốn gắn bó với cây lúa do lợi ích, hiệu quả không cao cũng như việc hiểu biết các chính sách pháp luật chưa cao, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói rằng: Bộ đang phối kết hợp với nhiều bộ ngành, địa phương để phổ biến giáo dục pháp luật cho người nông dâ đồng thời thực hiện nhiều biện pháp khác như xây dựng thủy lợi, chọn giống lúa cao hơn, phổ biến hỗ trợ áp dụng máy móc thiết bị… để gia tăng giá trị cây lúa, nâng hiệu quả sản xuất của bà con nông dân trên diện tích được giao
 
“Trong trường hợp cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa cho phi nông nghiệp khác đều thực hiện hỗ trợ đền bù giải phóng đất đai và hỗ trợ dạy nghề cho người dân”, ông nói. 
 
Đối với các hộ nông dân sử dụng dưới 500m2 đất lúa (1 sào bắc bộ) hiện nay, người đứng đầu ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, 500m2 đất bình quân 1 người là diện tích nhỏ. Tuy nhiên với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vẫn có thể có thu nhập khá từ mảnh đất đó. 
 
“Tùy điều kiện cụ thể từng nơi trồng lúa hoặc trồng các cây trồng khác để có thu nhập cao. Rõ ràng bà con nông dân phải phát triển ngành nghề khác như chăn nuôi mới có thu nhập tăng nhanh hơn”, ông nói. 

Mạnh Phan (thực hiện)
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang