'Bắt vợ' sẽ vi phạm pháp luật khi nào?

authorLan Ninh 17:17 07/02/2017

(VietQ.vn) - Bắt vợ là một nét đẹp văn hóa nếu như cả nam và nữ đều đồng thuận, thế nhưng sẽ mất đi nét đẹp ấy nếu việc “bắt vợ” diễn ra một cách tự phát, tùy ý, bất chấp sự đồng ý của người con gái.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Phong tục “bắt vợ” là một nét đẹp văn hóa, mang tính truyền thống trong hôn nhân của một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thế nhưng gần đây trên cộng đồng mạng liên tiếp chia sẻ những clip, hình ảnh về một nhóm nam thanh niên tổ chức bắt một cô gái về làm vợ, còn cô gái thì khóc lóc, van xin, gây bức xúc trong dư luận.

'Bắt vợ' sẽ vi phạm pháp luật khi nào?

'Bắt vợ' sẽ vi phạm pháp luật khi nào? Ảnh minh họa 

Mặc dù “bắt vợ” là một phong tục lâu đời thế nhưng cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc mà pháp luật quy định (về độ tuổi, sự tự nguyện của hai bên,...) tránh lợi dụng để xâm hại đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Hành vi “bắt vợ” nếu bị biến tượng, lạm dụng có thể mang dấu hiệu vi phạm pháp luật về tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 1999.

Tạm đình chỉ hoạt động cơ sở mầm non Sen Vàng để điều tra(VietQ.vn) - Liên quan đến vụ việc cô giáo dùng dép đánh vào đầu trẻ, cơ sở mầm non Sen Vàng bị dừng hoạt động cho đến khi việc điều tra hoàn tất.

Thêm vào đó, nếu hành vi bắt cô gái về làm vợ mà trái với ý muốn của người này thì đây là hành vi vi phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ tại Điều 146 Bộ luật hình sự 1999.

Nếu bất kỳ ai có hành vi cưỡng ép kết hôn cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Hoàng Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang