Bỏng nặng vì chất tẩy rửa bồn cầu không nhãn mác bắn vào mặt

author 16:04 07/10/2017

(VietQ.vn) - Mới đây một nam thanh niên đã bị bỏng mặt do sơ ý trong lúc dùng dung dịch tẩy rửa bồn cầu đã bị bắn lên mặt.

Ngày 6/10, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) cho hay bệnh nhân H nhập viện vào ngày 2/10 trong tình trạng bỏng độ sâu ở vùng cằm, ngực và tay. Đáng nói, bệnh nhân bỏng kiềm (ba-zơ) không được sơ cứu ban đầu nên chất tẩy rửa ăn sâu vào mô, lớp mỡ của da khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn.

Theo đó, bệnh nhân Phạm Văn H (31 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết anh này mua chất tẩy rửa bồn cầu không nhãn mác ở một cửa hàng về sử dụng. Trong lúc, anh H dùng nước cọ rửa bồn cầu thì nước bắn vào cằm khiến anh bỏng nặng phải vào viện để chữa trị.

Sau thăm khám và điều trị, bác sĩ Nguyễn Lê Hồng Ngọc, khoa Bỏng tạo hình thẩm mỹ cho hay, với trường hợp bệnh nhân H là rất hi hữu. Trường hợp này, bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời song đáng tiếc anh không sơ cứu ban đầu, rửa nước sạch để tẩy trôi chất ăn mòn da.

Nam thanh niên bị bỏng nặng vì chất tẩy rửa bồn cầu bắn lên trong lúc dọn nhà vệ sinh. Ảnh: Zing News

Nam thanh niên bị bỏng nặng vì chất tẩy rửa bồn cầu bắn lên trong lúc dọn nhà vệ sinh. Ảnh: Zing News 

Đặc tính của các chất tẩy rửa mang tính kiềm rất mạnh, ăn mòn hơn cả axit. Sau khi tiếp xúc với da dù được xử lý nhưng mức độ phá hủy lớp mô, mỡ vẫn diễn tiến đến 2-3 ngày sau. Nhiều bệnh nhân chủ quan không biết nên việc điều trị vết thương sau này rất khó khăn.

Đối với trường hợp anh H, bác sĩ đã xử lý ngăn chặn sự ăn mòn da. Vết thương bị bỏng chiếm diện tích nhỏ nhưng độ sâu và tính chất vết thương phải đợi mất từ 6 tháng trở lên bác sĩ mới có thể cắt lọc và phẫu thuật tạo hình cho anh.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo người trong gia đình cẩn thận khi mua các chất tẩy bổn cầu, nên xem nồng độ, nhãn mác kỹ càng trước khi mua. Mỗi năm bệnh viện gặp 1-2 trường hợp tương tự, song do chủ quan nên người bệnh thường không điều trị dứt điểm  khiến những vết sẹo sâu về sau rất đáng tiếc. Bệnh viện đã từng chữa 1 ca bé trai bị bỏng nguyên mông khi người nhà dội không hết chất tẩy rửa trên thành bồn cầu.

Vì thế, việc đầu tiên sau khi bỏng kiềm, nạn nhân cần được rửa rước sạch trong vòng 30 phút để tẩy trôi đi các chất kiềm ở vết thương, sau đó đến ngay bệnh viện để được cấp cứu.

Nói tới tác hại của các dòng sản phẩm tẩy rửa bồn cầu, ông Nguyễn Dũng, Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, sản phẩm vệ sinh thường chứa axit đã được khuyến cáo rất nhiều, trong đó có cả nguy cơ của các thành phần thuộc nhóm chất bay hơi VOC. Tác hại của VOC cho thấy, chỉ nồng độ nhỏ cũng có thể gây kích ứng, nhất là với trẻ nhỏ và những người mẫn cảm. 

Vứt quần áo bẩn trên giường có ngày cả nhà bị nhiễm trùng vì ‘thủ phạm’ này(VietQ.vn) - Nhiều người có thói quen khi vừa đi làm về thay quần áo và vứt luôn lên giường điều này cực kỳ nguy hiểm vì những “thủ phạm” không ngờ.

Cũng theo vị chuyên gia này, người dân nên hạn chế các sản phẩm tẩy rửa có chứa axit, đặc biệt là khi thời tiết âm u, độ ẩm cao, trời nồm. Bởi axit bay hơi lên không thể thoát lên cao sẽ lởn vởn đọng lại trong phòng nhà khiến người dùng dễ dàng hít phải. Điều này rất không tốt cho phổi, thận, gan, đặc biệt là trẻ em.

Chính hơi axit cũng sẽ bay lên ít nhiều cũng sẽ tác động đến các thiết bị điện tử, ăn mòn các tiếp điểm, điểm mối ghép các thiết bị điện... Ngoài ra, sản phẩm còn có chứa một số loại chất tạo phức về lâu dài sẽ gây tác động đến men gốm sứ, khiến chúng giảm độ bóng, nhanh bám bụi bẩn...

Theo các chuyên gia, khi dùng các sản phẩm tẩy rửa dạng này nhất thiết cần phải đeo bao tay cao su, khẩu trang và mở cửa thông gió. Trường hợp cảm thấy bị kích thích như ngứa da, cay mắt hay đỏ và chảy nước mắt, khó thở thì không được sử dụng tiếp sản phẩm.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang