Cây lúa biết... gom sắt: Phát minh thay đổi tương lai con người

author 10:31 26/05/2017

Cây lúa biết gom sắt - phát minh mà theo DMC đây là những phát minh có thể thay đổi cuộc sống con người trong tương lai con người

Tạp chí Khám phá (DMC) của Mỹ vừa bình chọn 12 phát minh có thể thay đổi cuộc sống con người trong tương lai, trong đó có nghiên cứu tìm ra cơ chế gom sắt trong rễ cây lúa.

Trong hệ thống rễ cây lúa được trồng tại California (Mỹ), các nhà khoa học phát hiện thấy một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng gom sắt, tạo ra một "lá chắn" ngăn chặn sự hấp thụ asen của thực vật. Do lúa được canh tác trong môi trường nước, nên nó hút asen cao gấp 10 lần so với các loại ngũ cốc khác như lúa mì hoặc ngô.

Ảnh minh họa

Asen có trong tự nhiên nhưng cũng là một hoá chất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nếu phơi nhiễm asen lâu ngày liên quan đến gia tăng ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Asen lần đầu tiên được Albertus Magnus người Đức đè cập vào năm 1250. Ba dạng có tính kim loại của asen với cấu trúc tinh thể khác nhau cũng được tìm thấy trong tự nhiên. Asen và các hợp chất của nó được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong một loạt các hợp kim.

Cần phân biệt giữa asen vô cơ và hữu cơ, trong khi asen vô cơ có độc tính mạnh, thì asen hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên lại ít độc hơn và đào thải nhanh khỏi cơ thể con người.

Phát hiện nói trên dẫn tới việc ra đời một "probiotic" cho cây lúa ở dạng lớp phủ hạt gạo hoặc tiêm vi khuẩn vào cho cây non. Những giải pháp như vậy có thể cung cấp cách chống lại tình trạng nhiễm asen tự nhiên cho cây trồng với chi phí thấp, tạo ra các nguồn thực phẩm an toàn, vì gạo là thực phẩm chính của hơn một nửa dân số thế giới hiện nay.

BTV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang