Chính phủ tiếp tục tái cơ cấu, đổi mới

author 06:09 31/07/2013

(VietQ.vn) - Cách đây 20 năm thì yêu cầu của chúng ta rất đơn giản. Bạn nào tuổi đã trên 30 chắc lúc đó chỉ mơ ước có ti vi, không nghĩ cần có điều hòa, mơ ước có xe máy không nghĩ phải có ô tô.

Nói về tái cơ cấu kinh tế, Bộ trưởng Vũ Đức Đam phân tích, quyết tâm tái cơ cấu và phương hướng tái cơ cấu để Việt Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn là quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn Chính phủ. Vấn đề đặt ra tái cơ cấu là phải xem lại tổng thể nền kinh tế từ những khâu vĩ mô, ở tầm quốc gia đến những việc rất chi tiết…

Một góc của Huế cách đây 20 năm.
Một góc của Huế cách đây 20 năm.

Chính phủ đã xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế trình Quốc hội nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đề án này chưa cụ thể, chưa có thay đổi. Nhưng chúng ta đã bàn bạc và thống nhất tái cơ cấu là quá trình làm toàn diện từ chính sách vĩ mô, đến nếp làm việc từng con người, từng cơ sở sản xuất.

Vậy cái vướng nhất của tái cơ cấu là gì? Đến nay nền kinh tế của chúng ta đi theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đã rõ nhưng xuất phát điểm của nền kinh tế chúng ta là từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, bị ảnh hưởng của chiến tranh rất dài.

Vì vậy, chúng ta đổi mới trong khi nguồn lực thì có hạn, yêu cầu cởi mở thì rất lớn. Ví dụ, cách đây 20 năm thì yêu cầu của chúng ta rất đơn giản. Bạn nào tuổi đã trên 30 chắc lúc đó chỉ mơ ước có ti vi, không nghĩ cần có điều hòa, mơ ước có xe máy không nghĩ phải có ô tô. Nhưng hiện nay, nhu cầu mở ra, thế giới có gì chúng ta cũng yêu cầu như thế nhưng nguồn lực của chúng ta lại theo sau họ rất nhiều. Cân đối làm sao thì đấy là một vấn đề.

Như giá điện, giá xăng dầu nhiều người bức xúc cho rằng không thể so sánh giá Việt Nam với giá quốc tế trong khi thu nhập của chúng ta chỉ bằng 1/10 của họ nhưng họ cũng dùng những tivi, điều hòa giống chúng ta, liệu có tivi, điều hòa nào có tiêu chuẩn thấp hơn để chúng ta dùng hay không.

Tất cả các thành viên Chính phủ và cả hệ thống chính trị đều đồng tâm là phải tái cơ cấu, phải tiếp tục đổi mới, cả nhân dân cũng vậy. Nếu chúng ta không đổi mới, không tái cơ cấu mạnh mẽ thì chúng ta không vượt lên được, và không phải nguy cơ tụt hậu mà tụt hậu thật vì các nước xung quanh cũng phát triển rất nhanh, xuất phát điểm của họ lại cao hơn.

Kinh tế đang tốt lên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2013 tăng 0,27%. So với tháng 12/2012, CPI tháng 7/2013 tăng 2,68% và là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 2004-2011 (cùng kỳ năm 2012 là 2,22%).

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục chuyển biến tích cực, đến 25/7/2013 ước tăng 5,02% (cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2012 tăng 1,2%). Mặt bằng lãi suất đã giảm phù hợp với tình hình lạm phát. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7-9%/năm. Tín dụng tăng, lãi suất giảm cùng các biện pháp miễn giảm thuế, giãn thuế... đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

 

Hoàng Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang