Ý nghĩa của lễ cúng hóa vàng ngày Tết

author 10:41 22/02/2015

(VietQ.vn) - Sau khi tiệc xuân đã mãn, con cháu làm lễ cúng hóa vàng ngày Tết để tiễn đưa Tổ tiên về âm cảnh. Theo phong tục Việt Nam vào ngày Tết, ngoài lễ cúng giao thừa, cúng mùng 1,... thì cúng hóa vàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Theo truyền thống xưa,  lễ cúng hóa vàng ngày tết sẽ được làm ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết.  Đây là phong tục cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới. Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt.

Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến này hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…).

Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính. GS Lan cho biết, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian.

Mâm cỗ cúng hoá vàng ngày Tết cũng đầy đủ như mâm cỗ cúng ngày Tết

Mâm cỗ cúng hoá vàng ngày Tết cũng đầy đủ như mâm cỗ cúng ngày Tết

Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía). "Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng", ông Lan bày tỏ.

Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật.

Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám. Đây cũng là lễ cuối cùng trong dịp Tết của người Việt.

Bích Phượng (th)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang